1.2.3 BÌNH BAY HƠI: Dùng để làm lạnh nước có 2 loại sau:
– Nước chảy trong ống : Làm bằng ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc cách nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 70 C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình Để làm rối dòng chảy của nước chảy trong ống với mục đích làm tăng hệ số truyền nhiệt, người ta sử dụng bình bay hơi với 1 hay nhiều pass nước nhưng sẽ làm tăng cột áp của bơm

Loại 1 pass

Loại 2 pass

Loại 3 pass

Nước chảy ngoài ống : Ưu điểm là hạn chế được sự cố nổ ống do nước đóng băng nhưng việc vệ sinh khá phức tạp

Phương pháp tiết lưu có thể sử dụng van tiết lưu nhiệt cho chiller loại nhỏ hay tiết lưu kiểu phao cấp dịch theo mức cho chiller loại lớn

1.3 DÀN LẠNH FCU ( Fan coil unit ):
    Là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt gió. Nước lạnh chuyển động trong ống, không khí thổi ngang qua trao đổi nhiệt hiện ẩm, sau đó thổi trực.


Gồm có một số loại sau:

FCU loại áp trần

FCU loại treo tường

FCU loại dấu trần

FCU loại Casset

Ta có Catalogue của loại Casset hãng Trane như sau:1.4 DÀN LẠNH AHU ( Air handling unit ):   

  Có cấu tạo tương tự như FCU nhưng có kích thước lớn hơn để lắp đặt các thiết bị xử lý không khí khác như bộ gia ẩm, bộ gia nhiệt…AHU có 2 dạng loại đặt ngang và đặt đứng. Tùy theo địa hình mà ta chọn lựa cho thích hợpDưới đây là AHU của hãng York mã hiệu YSM

1.5 BƠM NƯỚC LẠNH VÀ BƠM GIẢI NHIỆT:

Bơm nước lạnh và giải nhiệt được chọn theo lưu lượng và cột áp.
Lưu lượng bơm nước giải nhiệt:


Lưu lượng bơm nước lạnh:

Trong đó:
Qk,Qo:năng suất dàn ngưng tụ và năng suất lạnh Chiller
Cpn : nhiệt dung riêng của nước 4,18 kJ/kg
tgn, tnl : độ chênh lệch nhiệt độ nước giải nhiệt qua bình ngưng và độ chênh lệch nhiệt độ nước qua TBBH

1.6 THÁP GIẢI NHIỆT:
    Được sử dụng cho Chiller giải nhiệt bằng nước. Dựa vào năng suất lạnh của Chiller ta có thể tra trực tiếp để tìm tháp giải nhiệt. Ví dụ : FRK100 hay LBC100 là tháp có khả năng sử dụng cho máy lạnh có năng suất lạnh 100ton. Năng suất này theo điều kiện chuẩn tk=32 độC, tư = 27độ, nước vào/nước ra = 37/32 độC. Ở điều kiện Việt Nam nóng và ẩm hơn nên cần phải kiểm tra lại. Lưu lượng nước giải nhiệt định mức có thể tính gần đúng 0,217 l/s cho 1ton. Hay ta có thể tính toán gần đúng nhiệt lượng giải nhiệt BN bằng cách lấy Q0(ton)*3900 =Qk (kcal/h)

Thông số kỹ thuật của tháp giải nhiệt hãng Airtech

Ví dụ:
Cho thông số sau:
+ Nhiệt độ nước vào, ra khỏi tháp: tr = 32,50C, tv = 38,50C
+ Nhiệt độ nhiệt kế ướt : tu = 29,50C
+ Lưu lượng nước giải nhiệt : 1363 l/m
Chọn tháp LBC125

1.7 HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC LẠNH:
Phân loại
– Loại 4 đường ống : Sử dụng để cấp nước lạnh và nước nóng sưởi ấmPhân loại
– Loại 2 đường ống : Sử dụng để cấp nước lạnh và khi cần có thể lắp thêm hệ thống gia nhiệt nước dùng sưởi ấm

Loại hồi trực tiếp và hồi ngược : Do trở lực các nhánh của hệ thống ống hồi trực tiếp không đồng đều nên ta sử dụng hệ thống hồi ngược (hình b). Nhưng hệ thống ống hồi ngược sẽ tốn ống nhiều hơn.1.8 HỆ THỐNG VAN ĐIỀU TIẾT NƯỚC LẠNH:
Gồm có van điều khiển loại 2 ngã và 3 ngã:
+ Van điều khiển 2 ngã:
Van được điều khiển đóng mở nhờ vào tín hiệu nhiệt độ phòng sau đó chuyển thành tín hiệu điện và điều khiển động cơ bước nối với ty van để tăng hay giảm lượng nước lạnh cấp vào FCUĐặc điểm hệ thống khi sử dụng:
– Nhiệt độ nước hồi về Chiller hầu như không thay đổi cho dù phụ tải lạnh thay đổi
– Lưu lượng nước qua dàn sẽ thay đổi theo phụ tải lạnh, do đó lưu lượng bơm nước cũng thay đổi
– Áp suất đầu đẩy bơm nước lạnh sẽ tăng ở khi phụ tải lạnh giảm

+ Van điều khiển 3 ngã:
Gồm 2 loại:
Loại nhập dòng

loại phân dòng

Đặc điểm của hệ thống khi sử dụng van 3 ngã:
– Sẽ bypass một lượng nước qua dàn lạnh khi phụ tải lạnh giảm
– Lưu lượng nước đi qua hệ thống bơm không thay đổi nhiều nên việc tiết kiệm năng lượng cho bơm ít
– Nhiệt độ nước lạnh hồi về Chiller sẽ thay đổi nhiều theo phụ tải lạnhViệc điều khiển các van này nhờ và bộ điều khiển nhiệt độ trong phòngVới bộ điều khiển trên ta có thể điểu khiển khá tốt năng suất lạnh FCU theo nhiều cấp

1.9 BÌNH GIÃN NỞ:
+ Nhiệm vụ:
– Ngăn chặn những ảnh hưởng khi nước thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi
– Tạo ra một lượng nước dự trữ bổ sung khi nước bị rò rỉ
Có 2 loại:
a. Bình dãn nở hở: Được đặt ở vị trí cao nhất ở đường ống hồi về. Có thể tích bằng 6% lượng nước chứa trong hệ thống. Trên nắp thông với khí quyển, đường nước cấp bổ sung đóng mở nhờ van phao. Cấu tạo đơn giản, rẻ nhưng nước hấp thụ với oxy nên dễ làm mòn đường ống.

b. Bình dãn nở kín:
    Bình không thông với khí quyển, thể tích chứa nước cũng bằng 6% thể tích nước của hệ thống. Phía trên mặt nước là chất khí nào đó. Khi nhiệt độ nước tăng, nước dãn nở làm tăng áp suất trong bình và ngược lại. Vì là bình kín nên phải gắn áp kế theo dõi áp suất trong bình. Bình không cần lắp đặt tại vị trí cao nhất ở hệ thống. Do bình không tiếp xúc với không khí ngoài trời nên hệ thống không bị ăn mòn do oxy hòa tan. Nhưng nhược điểm có cấu tạo phức tạp1.10 CÁC THIẾT BỊ PHỤ KHÁC:
A. Phin lọc:
Phin lọc cặn để bảo vệ không cho các vật lạ đi vào thiết bị, thông thường phin lọc được lắp tại đầu hút của bơm, trước van điều chỉnh và các phụ kiện cũng như các thiết bị tự động cần được bảo vệ khác B. Nhiệt kế và áp kế:
Nhiệt kế và áp kế được lắp đặt ở các vị trí mà nhà thiết kế cần biết nhiệt độ và áp suất của hệ thống.
-Nhiệt độ nước vào và ra của bình bốc hơi, bình ngưng
-Áp suất đầu vào và ra của bơm.
-Áp suất đầu vào và ra của bình ngưng tụ, bốc hơi
C. Lỗ xả khí:
Lỗ xả khí được lắp đặt tại vị trí cao nhất của hệ thống, ta có thể sử dụng van xả khí bằng tay hay tự động.
D. Giá đỡ ống:
Ở đây ta quy định khoảng cách giữa các giá đỡ ống. Nếu khoảng cách quá xa thì ống sẽ bị võng xuống, còn ngược lại sẽ gây lãng phí vật liệu làm giá đỡ.

Bảng quy định khoảng cách giữa các giá đỡ:

E. Bộ bù trừ giãn nở:
Trong quá trình làm việc nhiệt độ của nước luôn thay đổi trong một khoản tương đối rộng, nên cần lưu ý tới sự giãn nở vì nhiệt của đường ống để có các biện pháp ngăn ngừa thích hợp.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH BẰNG NƯỚC:
+ Ưu điểm:
– Công suất dao động lớn:từ 5ton đến hàng ngàn ton
– Hệ thống ống gọn nhẹ nên cho phép lắp đặt tại các nhà cao tầng
– Hệ thống hoạt động ổn định, cho phép thay đổi công suất theo phụ tải ở ngoài
+ Nhược điểm:
– Cần có phòng máy riêng và người vận hành
– Vận hành sửa chữa tương đối phức tạp

Bạn đang gặp khó khăn trong công tác tính toán thiết kế hệ thống điều hòa và thông gió ?
Bạn đang gặp khó khăn trong công tác đo bóc khối lượng ? Và triển khai các bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ shop ?
Hãy đăng ký học thử miễn phí một buổi tại trung tâm vnk . Những chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn !