Cho ví dụ sau:
Khối nhà văn phòng của một nhà máy sản xuất bao bì và sản phẩm nhựa, có kích thước W = 55m, L = 90m. Gồm 3 tầng. Cấu kiện bậc chịu lửa khu nhà là II. Tính toán thể tích bể chứa nước chữa cháy cho khối văn phòng (hệ thống tự động & bán tự động) ?
Giải:
Hệ thống tự động
Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ bởi 1 sprinkler hoặc diện tích kiểm soát của 1 khóa dễ nóng chảy, khoảng cách giữa các đầu phun hoặc các khóa dễ nóng chảy và thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước phải lấy theo Bảng 2 – TCVN 7336 : 2021.
- Mật độ phun thiết kế yêu cầu: d = 0.08 l/m2
- Diện tích chữa cháy: S = 120m2
- Diện tích bảo vệ tối đa của một Sprinkler: s = 12 m2
- Thời gian phun chữa cháy: t = 30 phút
- Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler: 4m
- Lưu lượng yêu cầu tối thiểu của hệ thống:
Q1 = d x S = 0.08 x 120 = 9,6 (1/s) = 34,56 ~35 (m3/h) - Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 30 phút:
V1= 35 x 0.5 = 17.5 (m3/h)
Hệ thống chữa cháy ngoài nhà
Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài lấy từ trụ nước chữa cháy, tính với nhà cần nước chữa cháy nhiều nhất và tính cho 1 đám cháy được quy định trong bảng 13 – TCVN 2622 : 1995.
- Lưu lượng nước cần cho mỗi trụ chữa cháy ngoài trời là q = 5
- Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ :
Q2 = (q x 360 x n) / 1000 (m3/h) = 5 x 3600 / 1000 = 18 (m3/h) - Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 3h
V2 = 18 x 3 = 54 (m3)
Trường hợp không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước được hoặc lấy trực tiếp từ đường ống cấp nước đô thị nhưng không thường xuyên đảm bảo lưu lượng và áp suất thì phải có biện pháp dự trữ nước để chữa cháy. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ.
Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà và lượng nước của mỗi họng được quy định tại Bảng 14 – TCVN 2622 : 1995
- Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong: 1 họng.
- Lưu lượng nước tối thiểu của mỗi họng là q = 2,5 l/s.
- Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ:
Q3 = (q x 360 x n) / 1000 (m3/h) = 2,5 x 3600 x 1 / 1000 = 9 (m3/h) - Lưu lượng nước cần thiết cho 3 giờ: V3 = 9 x 3 = 27 m3
Vậy thể tích nước chữa cháy của khối công trình: V = V1 + V2 + V3 = 17,5 + 54 + 27 = 98,5 m3 ~ 100 m3
________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống PCCC” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống PCCC.
________________
Tặng bạn bộ tài liệu ” Bộ Thuyết Minh Bản Vẽ Hệ Thống PCCC Căn Hộ Khách Sạn Tổng Hợp ” : Click để tải tài liệu tại đây