Tính toán mạng lưới thoát nước trong nhà bào gồm: Xác định lưu lượng nước thải, tính toán thủy lực để chọn đường kinh ống cũng như các thông số làm việc của đường ống thoát nước.
Xác định lưu lượng nước thải tính toán
Lưu lượng nước thải trong các gia đình, nhà công cộng phụ thuộc vào số lượng thiết bị vệ sinh bố trí trong và cũng như chế độ làm việc của chúng. Trong các nhà sản xuất, lưu lượng nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn thải nước của từng nhà sản xuất.
Để xác định lưu lượng nước thải của từng loại ống, cần phải biết lưu lượng nước thải của từng thiết bị vệ sinh chảy vào đoạn ống đó. Lưu lượng nước thải lớn nhât tính toán cho thiết bị vệ sinh khác nhau, có thể tham khảo bảng sau:
Lưu lượng nước thải tính toán của các TBVS, đượng kính ống dẫn và thiết bị
Lưu lượng tính toán của các đoạn ống thoát nước trong nhà ở gia đình hoặc nhà ở công cộng có thể xác định bằng công thức sau:
Lưu lượng tính toán của các đoạn ống thoát nước trong nhà tắm công cộng, phân xưởng và phòng sinh hoạt của công nhân trong xí nghiệp xác định theo công thức:
Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước bên trong nhà
Tính toán thủy lực mạng lưới với mục đích chọn đường kính ống, độ dốc, độ dày và tốc độ nước chảy trong ống.
Xác định đường kính ống
Đường kính ống thoát nước trong nhà chỉ tính cho các nhà lớn, nhà công cộng có nhiều TBVS hoặc cho các đoạn ống ngoài sân nhà, còn thông thường người ta chọn theo kinh nghiệm. Đường kính ống thoát nước bẩn bao giờ cũng lớn hơn đường kính ống cấp nước sạch vào vào vì nước thải là tự chảy, không đầy ống (cần có mặt thoáng để thông hơi). Nó phụ thược vào lưu lượng tính toán và các yếu tố khác nhau như vận tốc nước chảy trong ống, độ dày và độ dốc của đặt ống.
Vận tốc
Khi chọn vận tốc nước chảy trong ống thoát nước trong nhà và sân nhà cần đảm bảo để ống có thể tự cọ sạch, cặn lắng không đọng lại trong ống. Vì vậy vận tốc tối thiểu không được nhỏ hơn 0,7 m/s đối với ống và không được nhỏ hơn 0,4 m/s đối với máng hở. Vận tốc lớn nhất cho phép trong các ống kim loại có thể đạt tới 4 m/s và ống kim loại là 8 m/s. Tuy nhiên nếu vận tốc quá lơns thì ống sẽ bị phá hoại, không an toàn. Riêng vận tốc tối đa trong ống đứng không được quá 4 m/s dù là loại ống gì.
Độ đầy (h/D)
Là tỷ số giữa chiều cao lớp nước trong ống (h) với đường kinh ống (D). Nếu lưu lượng trong ống không đổi, độ dốc đặt ống không đổi, khi thay đổi đường kính ống (D) thì tỷ số h/D sẽ thay đổi theo. Mối quan hệ phụ thuộc đó được thể hiện ở biểu đồ hình cá.
Trong hệ thống thoát nước (trừ ống đứng), khi tính toán mỗi loại đường kính ống khác nhau sẽ có độ đầy cho phép nhất định, lấy theo quy phạm trong bảng sau:
Biểu đồ h/D
Độ dốc đặt ống
Độ dốc đặt ống có ảnh hưởng đến vận tốc nước chảy trong ống. Trong các đoạn ống nước nằm ngang, nếu lưu lượng và đường kính không thay đổi mà độ dốc lớn thì vận tốc lớn, độ dốc nhỏ thì vận tốc nhỏ. Nếu giảm vận tốc đến một mức nào đó (độ dốc tối thiểu) thì nước sẽ ngừng chảy, trong ống có hiện tượng lắng cặn. Trong tính toán, người ta cố gắng độ dốc tiêu chuẩn để bùn cặn không bị đọng lại trong ống. Độ dốc đặt ống nhánh thoát nước trong nhà có thẻ lấy theo bảng sau:
Ghi chú: D – Đường ống. Với D = 50 mm dẫn nước thải từ các châu tắm ra cho phép lấy bằng 0,3D.
________________
VNK EDU gửi tặng bạn “Bộ thuyết minh bản vẽ hệ thống Cấp thoát nước Căn hộ du lịch và khách sạn Penninsula“
Nhận tài liệu
________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống Cấp thoát nước.
________________