Thi công lắp đặt máy phát điện được hướng dẫn cụ thể theo các bước sau:
Các tiêu chuẩn Việt Nam sau đây được áp dụng cho hệ thống máy phát điện:
- QCVN 02:2009/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
- QCVN 09:2013/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả
- QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
- QCVN 08:2009/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình ngầm đô thị
- QCXDVN 05:2008 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nhà ở và công trình công cộng-an toàn sinh mạng và sức khoẻ
- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
- TCXD 9207:2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCXD 9206:2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCN-18-2006 – Quy phạm trang bị điện – Quy định chung
- TCN-19-2006 – Quy phạm trang bị điện – Hệ thống đường dẫn điện
- TCN-20-2006 – Quy phạm trang bị điện – Trang bị phân phối và trạm biến áp
- TCN-21-2006 – Quy phạm trang bị điện – Bảo vệ và tự động
- TCVN 5738:2001Hệ thống báo cháy- Yêu cầu kỹ thuậtTCXD 175-2005 Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng-Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 3890:2009 Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
- TCXD 216:1998 Phòng cháy chữa cháy – từ vựng – thiết bị chữa cháy
- TCXD 217:1998 Phòng cháy chữa cháy – từ vựng – thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm
- TCVN 3991:1985 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng – thuật ngữ và định nghĩa
- TCVN 2622:1995 Phòng chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- ANSI/ASHRAE 62 : Thông gió cho chất lượng không khí trong nhà (Ventilation for Acceptable Indoor Air Quality)
- EN 1886 : Thông gió cho công trình – Xử lý không khí – Lắp đặt cơ khí
Quy cách vật liệu
Hộp giảm âm gió ra
- Hộp giảm âm gió ra kích thước cong cho từng máy chi tiết = 3,300 m x 3,400 m x 3,180m, có cấu tạo như bản vẽ kèm theo, gồm các phần như sau:
- Các tấm tiêu âm hình cong đ¬ược ghép với nhau có tính chất triệt tiêu âm thanh, như trong bản vẽ kèm theo. Kích thước mặt cắt tiết diện khối 3m x 3m dầy 0,1m đ¬ược ghép với nhau có tính chất triệt tiêu âm thanh.
- Ngoài cùng là lớp lưới Inox ngăn côn trùng
- Cấu tạo của các tấm tiêu âm:
- Khung chịu lực bằng tôn dầy 1,2 mm
- Ở trong có bông thuỷ tinh dầy 100mm, tỷ trọng 80 Kg/1m3, bông thủy tinh (rockwood) có tính chất chịu nhiệt và không cháy, cách điện, cách âm và hút âm
- Ở ngoài lớp vải thuỷ tinh để ngăn không cho bụi bông thủy tinh bay ra ngoài
- Ngoài cùng là lớp lưới thép
- Diện tích két nước của máy 1650 KVA: 2,067 m x 1,728 m = 3,571 m3
- Tổng diện tích khối tiêu âm đầu ra của một máy: 3,4 m x 3,3 m = 11,22 m2
- Phần diện tích phần thông thoáng: 1,68 m x 3 m = 5,04 m2
Hộp giảm âm gió vào
- Hộp giảm âm gió vào là một khối dùng cho 02 máy kích thước hộp D x R x C 7,1 m x 1,8 m x 3,0m, có cấu tạo như bản vẽ kèm theo, gồm các phần như sau:
- Các tấm tiêu âm hình khối hộp chữ nhật được ghép với nhau có tính chất triệt tiêu âm thanh, như trong bản vẽ kèm theo. Kích thước mặt cắt tiết diện khối 3 m x 7,1m
- Ngoài cùng là lớp lưới Inox ngăn côn trùng
- Cấu tạo của các tấm tiêu âm:
- Khung chịu lực bằng tôn dầy 1,2 mm
- Ở trong có bông thuỷ tinh dầy 100mm, tỷ trọng 80 Kg/1m3, bông thủy tinh (rockwood) có tính chất chịu nhiệt và không cháy, cách điện, cách âm và hút âm
- Ở ngoài lớp vải thuỷ tinh để ngăn không cho bụi bông thủy tinh bay ra ngoài
- Ngoài cùng là lớp lưới thép
- Các tấm cách nhau 150mm đảm bảo hút gió tươi và cách âm tiếng ồn
- Tổng diện tích khối tiêu âm đầu vào: 3 m x 7,1 m = 21,3 m2
- Phần diện tích phần thông thoáng: 3 m x 4,2 m = 12,6 m2
- Độ ồn trong phòng máy khoảng 100 dbA, độ ồn đo ở đường gió ra cách 01 m khoảng 75 dbA
Tường cách âm
- Tường cách âm có cấu tạo bằng những vật liệu chống cháy cách âm, cách nhiệt có tác dụng ngăn không cho âm thanh thoát ra ngoài và triệu tiêu âm thanh.
- Tường cách âm chia làm 3 lớp:
- Lớp 1 là khung x¬ương bằng thép dầy 1,2mm để giữ các tấm cách nhiệt bên trong
- Lớp 2 là lớp bông thuỷ tinh tỷ trọng 80 kg/m3, dầy 100mm
- Lớp 3 là lớp vải thuỷ tinh và tôn có đục các lỗ dầy 0,4 mm giữ cho mặt tường được phẳng đảm bảo thẩm mỹ của công trình
- Các tấm cách âm được gá lên hệ thống xương chính kết cấu chữ T bằng thanh V 50x50x5mm và được bắt lên trần bê tông, tường phòng máy bằng các vít nở cố định
- Độ ồn đo phía ngoài phòng máy cách 01 m khoảng 75 dbA
Hệ thống dẫn khí xả ra khỏi phòng máy
Hệ thống dẫn khí xả ra khỏi phòng máy bao gồm:
- Ống giảm thanh đồng bộ kèm theo máy 660mm và khớp nối mềm ống xả giảm được 17 dbA theo tài liệu do nhà sản xuất cung cấp
- Đường kính trong của ống giảm âm khi ra khỏi ống giảm âm kèm theo máy là 400 mm, Ống dẫn khí xả được bọc bảo ôn bằng rockwood tỷ trọng 80kg/m3, dầy 50mm bên ngoài phủ Inox 304 dầy 0,4 mm.
- Bảo ôn bình tiêu âm và ống xả trong phòng máy bằng rockwood dầy 50mm bên ngoài phủ Inox 304 dầy 0,4 mm
Độ ồn của động cơ khi chưa có ống giảm thanh là 105 – 110 dbA, âm thanh sau khi ra khỏi ống xả giảm khoảng 35 – 40 dbA, còn khoảng 70 -75 dbA
Hệ thống thùng dầu dự trữ
Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho 02 máy phát hiện hữu và 02 máy phát dự phòng trong tương lai gồm có:
- Thùng dầu chính 20.000 lít
- Thùng dầu hồi 1.000 lít
- 04 bơm dầu lưu lượng 3,5m3 / giờ, cột áp H = 10m, điện áp 3P/380V/50hz
- Đường ống dẫn dầu chính DN 40, đường nhánh DN 25
- Hệ thống van khóa điện từ DN 25 01 cái, DN 40 02 cái
- Hệ thống van 1 chiều DN 25 04 cái, DN 80 01 cái
- Thang bộ 02 chiếc cho thùng dầu lớn, 01 chiếc ở trong và 01 chiếc ở ngoài
- Báo mức nhiên liệu bao gồm mức báo bằng cơ, mức báo bằng điện tử đưa hiển thị ra ngoài họng cấp dầu, mức báo bằng siêu âm
- Hệ thống điều khiển bơm dầu, khi dầu trong thùng dầu hồi cao thì rơle gửi tín hiệu đóng điện cho bơm dầu hoạt động, khi dầu trong thùng xuống mức báo thấp rơ le sẽ gửi tín hiệu dừng bơm, hệ thống điều khiển dùng điện áp 24 V
Các thông số của máy phát liên quan đến hệ thống cung cấp nhiên liệu:
- Đường kính trong của ống dẫn vào máy phát 19mm
- Lưu lượng của bơm của máy phát 1.180 lít / giờ
- Tiêu hao nhiên liệu ở 100% tải 296,6 l/ giờ, 75% tải 225,7 lít/ giờ, 50% tải 159,8 lít / giờ
- Mức nhiên liệu để làm mát cho một máy 1000 lít
Thùng nhiên liệu liệu dung tích 20 m3 đặt tại tầng 1.
Thùng nhiên liệu 20.000 lít sẽ sử dụng được 14.000 lít (6.000 lít dùng làm mát dầu cho 02 máy) tương đương 24giờ cho 02 máy hoạt động ở 100% tải.
Công tác thi công lắp đặt
Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị bản vẽ lắp đặt, bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt dựng, mặt cắt và các chi lắp đăt (nếu có) và bản vẽ chi tiết bệ móng máy đã được phê duyệt.
Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, thiết bị sử dụng trong quá trình lắp đặt. Vật tư, thiết bị phải được phê duyệt và nghiệm thu đầu vào
- Chuẩn bị các dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác lắp đặt.
- Tiến hành xây dựng bệ móng cho máy phát điện (MFĐ)
- Trình phương án vận chuyển MFĐ, dự trù số lượng công nhân tham gia và số lượng vật tư phụ cần thiết, thời gian bắt đầu tiến hành công việc và thời gian hoàn thành.
- Chuẩn bị mặt bằng, vệ sinh sạch sẽ phòng MFĐ, kiểm tra điều kiện thông thoáng….
- Kiểm tra các công tác xây dựng liên quan đến công tác lắp đặt máy phát đã được thực hiện xong.
- Chuẩn bị biện pháp an toàn
- Giàn giáo, chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng
- Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu)
- Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng xỉ hàn hoặc tấm chắn xỉ-Nếu có yêu cầu
- Kính đeo mắt an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay, dây nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công
- Giày, nón bảo hộ, găng tay và găng tay hàn
- Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu)
- Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, bản mới nhất, thể hiện đầy đủ các chi tiết
- Kích thước vị trí đế móng cho máy phát, tủ điện, bồn dầu, hố thu dầu, tháp giải nhiệt bơm nước cho tháp
- Bố trí thiết bị và máy cắt
- Chi tiết giá đỡ cho thiết bị, cho ống giảm thanh, ống khói theo trục thẳng đứng, máng điện, đường ống cấp nước giải nhiệt, chân đứng cho bồn dầu, ống dầu…
- Chi tiết lắp đặt kết nối vào máy phát
- Bản vẽ kết hợp với hệ thống khác: đèn, ổ cắm, thông gió…
- Chuẩn bị vật tư:
- Theo danh mục vật tư liên quan đến ống khói
- Ống thép đen, bích nối, giá đỡ ống và phụ kiện ống
- Nối mềm, ống giảm thanh, bu lông nối…
- Vật liệu cách nhiệt, lưới thép bọc, apô nhôm, sơn chịu nhiệt…
- Theo danh mục vật tư liên quan đến hệ cung cấp nhiên liệu (dầu chạy máy)
- Ống thép đen, phụ kiện, bồ dầu, van, đồng hồ đo mức…
- Theo danh mục vật tư liên quan đến hệ giải nhiệt
- Theo danh mục liên quan đến hệ thống điện
- Tủ điện, Máng cáp điện, ống luồn cáp các loại, Cáp điện+ phụ kiện cần thiết
- Hệ treo hoặc gia công các chi tiết giá đỡ máng, ống
- Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn
- Pa-lăng, dây cáp thép và con đội phù hợp với trọng lượng lắp đặt và điều kiện thi công
- Xe nâng, bàn rùa hoặc con lăn thép Φ25-60mm, L= 0.3-1.2m, xà beng…
- Máy hàn điện, máy cắt, máy mài, máy khoan cầm tay…
- Dụng cụ thi công
- Thiết bị đo; máy kinh vỹ, thước, thủy bình, thước ngắm…
- Thiết bị đo điện: Ohm kế và Volt kế (VOM), đồng hồ đo cách điện 500V/1000V…
Quá trình lắp đặt hệ thống máy phát điện
Kê gỗ tại bậc cửa đi, sử dụng bố trí con lăn phu hợp, dùng cẩu tự hành đặt hạ xuống trên con lăn một đầu máy phát đặt gếch vào bên trong cửa đi phía trong nhà để máy phát sao cho thuận lợi nhất cho quá trình dùng con lăn, thanh ray, pa lăng xích kéo máy phát vào bên trong nhà.
Hình ảnh minh họa mô tả gỗ kê biện pháp
Hình ảnh minh họa mô tả con lăn cơ khí
Dùng 4 kích nâng kích đỡ máy phát để xoay chuyển hướng con lăn
Sử dụng pa lăng xích, kích nâng kéo máy phát vào vị trí lắp đặt
Làm vệ sinh bên trong và bên ngoài máy phát. Dùng máy hút bụi, máy thổi khí nén làm vệ sinh thiết bị.
Thực hiện công tác đánh dấu bằng mực
Vị trí lắp đặt máy biến áp trên mặt bằng theo bản vẽ shop được duyệt. Dùng máy bắn cốt lazer (kinh vỹ), thước, thước ngắm định vị và đánh dấu bệ máy, bệ đỡ.
- Đánh dấu đường dẫn cáp, khoan và gắn giá đỡ
- Kiểm tra vị trí bệ móng, đánh dấu vị trí các bu lông định vị MFĐ. Kiểm tra cao độ và mặt phảng của bệ máy bằng thước ngắm
- Vận chuyển và lắp đặt MFĐ bằng phương pháp dùng tời kéo, xe cẩu, xe nâng, hặc dùng rùa thép hoặc con lăn kết hợp với xà beng bẩy, kéo bằng pa-lăng để đưa máy vào vị trí trên bệ máy. Sử dụng con đội kết hợp với tà vẹt gỗ đẻ nâng/hạ máy
- Kiểm tra vị trí MFĐ trên bệ móng và cố định MFĐ vào bệ móng
- Phải nâng máy vượt lên trên các bu-lông móng máy. Căn chỉnh bằng thép tấm để bộ giảm rung (giảm chấn, chống rung) và để máy đặt lên trên bệ phải bằng phẳng, sử dụng thước thủy bình để kiểm tra.
Chú ý: Khi di chuyển máy phát vào vị trí lắp đặt
- Luôn bịt kín các đầu nối từ máy ra các hệ thống ngoài (dầu, nước, ống xả…) trong suốt quá trình lắp đặt máy cho đến khi kết nối máy với các hệ thống này thì tấm bị mới được mở ra
- Cách ly cáp điện nối vào bộ Ắc quy
Chú ý khi lắp đặt thùng dầu
- Lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu (dầu chạy máy)
- Lắp đặt hệ thống đường dẫn cáp và tiến hành kéo cáp nếu điều kiện cho phép.
- Lắp đặt hệ thống dẫn dầu, bao gồm cả bồn dầu và bơm dầu.
- Thùng nhiên liệu phải được neo trên móng bê tông hoặc lắp trên đế sắt và có che chắn
- Thùng phải được điều chỉnh nghiêng về phía van xả cặn để đảm bảo thu dầu được trong quá trình sửa chữa.
- Trên thùng dầu chuẩn bị sẵn van phao hoặc đồng hồ đo mức dầu và có đường thônghơi cho bồn dầu cũng như ống xả tràn để đảm bảo thu dầu được trong trường hợp bị tràn
Bản vẽ mô tả lắp đặt thùng dầu
Chú ý khi lắp ống khói
- Lấy dấu, khoan lắp bu lông neo/ hàn giá đỡ và lắp đặt giá đỡ ống
- Lắp ống, hàn nối/ xiết bu lông giữ
- Kiểm tra mối nối (mối hàn/ lự xiết bu lông nối)
- Kiểm tra cách nhiệt ống khói đủ độ dày bông cách nhiệt, lưới bao cách nhiệt) áo nhôm không biên dạng, không rách…đinh tán chắc chắn
- Lắp đặt hệ thống dẫn nước giải nhiệt cho MFĐ
- Lắp đặt hệ thống xả khí (hệ thống ống khói)
- Lắp đặt hệ thống thông gió cho phòng MFĐ
- Lắp đặt hệ thống cách âm cho phòng MFĐ
- Lắp đặt tủ điều khiển cho MFĐ. Thiết bị đo và điều khiển MFĐ phải thể hiện được các thông số sau: Điện áp cung cấp, Tần số, Dòng điện cung cấp, Thời gian hoạt động.
- Kết nối các hệ thống dẫn dầu, nước giải nhiệt, xả khí… vào MFĐ.
- Đo điện trở cách điện và đo thông mạch đường cáp điện.
- Tiến hành đấu nối đường cáp điện vào MFĐ.
- Dọn dẹp, vệ sinh phòng MFĐ, lắp đặt biển cảnh báo “Máy phát điện có thể khởi động bất kỳ lúc nào không báo trước”.
Sau khi lắp đặt hệ thống máy phát điện (công tác kiểm tra chạy thử)
- Mời các nhân viên kỹ thuật của nhà cung cấp, nhà sản xuất MFĐ đến công trường kiểm tra thực tế lắp đặt thiết bị đã tuân thủ những yêu cầu, chỉ dẫn của nhà sản xuất nhằm bảo đảm cho điều kiện vận hành và bảo hành sản phẩm.
- Đo kiểm tra điện áp bình ắc quy và sạc điện lại nếu cần
- Kiểm tra chức năng điều khiển và kết nối với mạch ngoài
- Chuẩn bị đủ dầu và nước chạy máy, dầu nhớt
- Kiểm tra thông mạch, cách điện hệ thống cáp, thanh cái và CB đầu nguồn
- Tiến hành chạy thử không tải, sau đó cho chạy thử có tải và tăng dần từ 0 đến 100% tải. Ghi lại các thông số theo chu kỳ thời gian và biểu mẫu do nhà sản xuất yêu cầu và cung cấp các biểu mẫu theo tiêu chuẩn của nhà thầu.
- Tiến hành mời đơn vị Giám sát và Chủ đầu tư kiểm tra và nghiệm thu quá trình thử tải.
Công tác nghiệm thu
- Nghiệm thu nội bộ, đạt
- Gửi phiếu mời nghiệm thu với CĐT và TVGS, đạt
- Chuyển giai đoạn thi công tiếp theo
Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề:
- Tính toán thiết kế hệ thống điện, điện nhẹ
- Triển khai thi công lắp đặt hệ thống điện
Tham khảo ngay khóa học thiết kế điện tại VNK EDU