Công tác chuẩn bị

  •  Kiểm tra các công tác xây dựng và các công tác thi công lắp đặt khác liên quan đến công tác lắp đặt thiết bị (đèn, quạt, công tắc, ổ cắm,…) như lắp ống điện/ máng điện, lắp hộp nối dây, kéo cáp điện … đã được thực hiện xong.
  • Chuẩn bị biện pháp an toàn:
    • Giàn giáo, chống, cùm, thang, sàn thao tác, lan can, dây chằng, bánh xe… (tùy điều kiện lắp đặt)
    • Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu)
    • Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng mạt thép hoặc tấm chắn xỉ – nếu có yêu cầu
    • Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan cắt
    • Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay (nếu có yêu cầu), dây nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công
    • Giày, nón bảo hộ và găng tay
    • Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu).
  • Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất, bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết:
    • Định vị thiết bị đèn, quạt, ổ cắm, công tắc … trên mặt bằng, cao độ lắp, đánh số pha nguồn, ký hiệu thiết bị, kiểu lắp đặt…

    • Bản vẽ thiết kế lắp đặt điển hình của các thiết bị các hoặc các yêu cầu kỹ thuật điển hình… (nếu có) hoặc
    • Tài liệu kỹ thuật của loại thiết bị cần lắp đặt và các phụ kiện sử dụng … (nếu có)
    • Tài liệu kỹ thuật của loại thiết bị cần lắp đặt và các phụ kiện sử dụng … (nếu có)
  • Chuẩn bị vật tư: Theo danh mục vật tư liên quan, gồm:
    • Thiết bị đèn, ổ cắm công tắc, thường gồm các chi tiết
    • Đèn: Máng (hộp đèn), bóng, chóa, nắp, tăng-phô, mồi, tụ điện, hộp đấu dây, phụ kiện treo…
    • Quạt: Thân, cánh, chụp, lồng bảo vệ, giá treo…
    • Ổ cắm: Vỏ hộp, nắp, ổ cắm, kẹp giữ, vít…
    • Công tắc: Vỏ hộp, nắp, công tắc, kẹp giữ, vít…
    • Sơn, giẻ lau, chổi quét sơn, cồn, đá cắt, đá mài…
  • Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn.
    • Thủy bình, dây rọi, máy kinh vỹ, đồng hồ vạn năng kế (VOM)
    • Máy cắt, máy mài, máy khoan cầm tay, máy bắn vít…
    • Máy hút bụi.
    • Dụng cụ thi công cá nhân.
  • Nếu cần phải kiểm tra, nên lắp sẵn một bộ đèn (quạt, ổ cắm, công tắc …) mẫu và cho hoạt động trước để thử chức năng và cách đấu nối.

Lắp đặt

  • Định vị vị trí thiết bị theo tên, chủng loại, kiểu, công suất …  và đánh dấu vị trí lắp đặt trên kết cấu, trên trần giả.
  • Dùng máy lazer gióng tuyến, căn chỉnh tuyến đèn lắp theo thiết kế, đánh dấu, khoét lỗ theo kích thước thiết bị, tiến hành khoét trần.

Bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị CƠ ĐIỆN hành lang

Hình ảnh lấy dấu và khoét trần lắp thiết bị

  • Tạo lỗ mở (đối với trường hợp thiết bị lắp âm trần/ âm tường mà không có hộp âm tường lắp sẵn).
  • Lắp các chi tiết treo/ giá đỡ cho thiết bị theo chi tiết bản vẽ thiết kế . Thông thường, nếu không có chỉ định nào khác của thiết kế thì các cao độ lắp thiết bị được chỉ định như sau:
    • Ổ cắm được lắp ở cao độ + 30cm so với mặt sàn hoàn thiện.
    • Công tắc được lắp ở cao độ +140cm so với mặt sàn hoàn thiện.
  • Lắp đặt khung đỡ thiết bị. Cân chỉnh khung phẳng và thẳng theo trục tham chiếu của công trình.
  • Lắp cơ cấu chính: Nâng và lắp cơ cấu chính bằng tay. Trước khi đặt cơ cấu chính vào ô để cố định phải luồn dây vào lỗ chờ/ hộp đấu dây. Để bảo đảm chất lượng lắp đặt về mặt thẩm mỹ, tránh làm bẩn thiết bị, công nhân tham gia nâng và lắp cơ cấu chính phải dùng găng tay hoàn toàn mới hoặc che các điểm có khả năng tiếp xúc của cơ cấu chính với tay công nhân bằng giấy/ băng keo/ vải sạch. Nếu lỗ mở/ ô đỡ cơ cấu chính có bụi bẩn phải hút bụi/ làm sạch trước khi đưa thiết bị vào. Tùy từng trường hợp, vài chi tiết chính của thiết bị có thể sẽ không được lắp sẵn mà phải chờ đến trước lúc nghiệm thu mới được lắp đặt như: bóng đèn, công tắc xoay … nhằm mục đích bảo vệ thiết bị
  • Đấu dây vào thiết bị theo đúng thứ tự pha và làm nhãn dây ngay sau khi đấu. Phần dây chừa phải được cuộn gọn gàng và bó lại.
  • Lắp nắp đậy và dùng băng keo/ tấm nhựa/ tấm xốp sạch… để bọc bảo vệ thiết bị, tránh bụi bẩn hoặc các phá hủy vô ý… sau khi lắp xong
  • Kiểm tra, đánh dấu thiết bị đã lắp đặt xong vào bản vẽ thi công. Làm yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công.
  • Vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng.

Một số chi tiết kết nối, lắp đặt đèn

Kiểm tra căn chỉnh

  • Kiểm tra đầy đủ các nhãn dán trên ổ cắm ghi chú các line cáp cấp nguồn cho ổ cắm, công tắc.
  • Kiểm tra và hoàn thiện đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm đã lắp đặt xong: vị trí, cao độ, khoảng cách giữa các đèn thẳng theo phương ngang/ phương thẳng đứng.
  • Kiểm tra các hư hỏng các đèn chiếu sáng, mặt nạ công tắc, vững chắc, không bị biến dạng.
  • Kiểm tra đấu nối và độ chặt của bu-lông nối
  • Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.
  • Kiểm tra vệ sinh toàn bộ đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm…
  • Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.
  • Kiểm tra vệ sinh toàn bộ đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm…

Thử nghiệm và đóng điện

  • Thử nghiệm cách điện thiết bị.
  • Đo kiểm tra điện áp các pha.
  • Đóng điện cấp nguồn các công tắc, ổ cắm điện.
  • Đo kiểm tra điện áp nguồn cấp các công tắc, ổ cắm điện.
  • Đo kiểm tra cách điện cáp điện cấp nguồn cho công tắc đèn, ổ cắm..
  • Mở từng công tấc đèn để kiểm tra độ sáng từng đèn.
  • Kiểm tra độ nhạy của từng công tắc đèn, quan sát các công tắc đèn có bị phát ra tia lửa điện hay không, nếu phát hiện sẽ tiến hành kiểm tra, sửa chữa và thay thế ngay lập tức.
  • Kiểm tra đầu vào và đầu ra của các thiết bị đóng cắt có đảm bảo chạm chập, phát sinh tia lửa điện gây hư hỏng thiết bị, nếu phá hiện sẽ tiến hành kiểm tra, sửa chữa và thay thế ngay lập tức.
  • Kiểm tra các độ sáng liên tục của các đèn, nếu xảy ra hiện tượng nhấp nháy sẽ tiến cân chỉnh lại các bóng đèn cho đến khi đạt yêu cầu.
  • Bật tất cả công tắc trong phòng để kiểm tra độ sáng của tất cả đèn.
  • Dùng đồng hồ VOM kiểm tra lại điện áp tại các ổ cắm.
  • Dùng ampe kế (Ampe kiềm) để kiểm tra dòng điện hoạt động của thiết bị.
  • Kiểm tra lại các nhãn ghi chú các lộ ra cấp nguồn cho ổ cắm có đúng với thực tế kiểm tra hay không, nếu phát hiện sai sót phải tiến hành thay nhãn mới cho phù hợp .Kiểm tra vệ sinh toàn bộ khu vực thử nghiệm và hoàn tất công tác kiểm tra.
  • Trình tự trên được thực hiện dưới sự giám sát của kỹ sư chuyên ngành, có trách nhiệm và được ghi chép vào biên bản chạy thử.
  • Kết quả chạy thử từng phần cho thấy hệ thống đã vận hành tốt, trên phương diện kỹ thuật hệ thống đạt tiêu chuẩn đưa vào vận hành thường xuyên.
  • Theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị, đo đạc các thông số kỹ thuật, ghi vào nhật ký ngày vận hành.
  • Lập biên bản nghiệm thu cho các công tác trên.

Công tác nghiệm thu

  • Nghiệm thu nội bộ – đạt.
  • Gửi giấy mời nghiệm thu với CĐT và TVGS.
  • Nghiệm thu với CĐT và TVGS – đạt.
  • Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: Khóa học Kỹ thuật thi công hệ thống cơ điện