Cấu tạo rơle Floatles Switch

Rơle Floatles Switch gồm có 8 chân, với chức năng của các chân như sau:

  • Chân 5-6 : cuộn dây của rơle, có điện áp định mức 220V AC.
  • Chân 1, 8, 7 : nối với các que dò
  • Chân 2-4 : tiếp điểm thường đóng.
  • Chân 2-3 : tiếp điểm thường mở.

Nguyên lý hoạt động

Khi rơle vừa được cấp điện, căn cứ vào trạng thái các đầu dò E1, E2, E3, sẽ tác động thay đổi trạng thái của các cặp tiếp điểm (2-4) và (3-4) Nếu như bể đầy nước, tức mực nước cao hơn E1, thì giữa E1 và E3 nối mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ mở.

Nếu như bể không đầy nước, tức mực nước thấp hơn E1, thì giữa E1 và E3 hở mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ đóng.

Sau đó, rơle sẽ hoạt động liên tục qua các trạng thái sau:

  • Trạng thái 1: Tiếp điểm 2-4 sẽ đóng cho đến khi nước đầy –  cao hơn E1 thì 2-4 sẽ mở.
  • Trạng thái 2:Tiếp điểm 2-4 vẫn sẽ mở khi mực nước bắt đầu giảm xuống dưới E1.
  • Trạng thái 3:Tiếp điểm 2-4 mở cho đến khi mực nước giảm thấp hơn E2 thì 2-4 sẽ đóng lại

Như vậy, trạng thái 2 bảo đảm thời gian chờ cho máy bơm, tránh hiện tượng máy bơm hoạt động liên tục khi mực nước dao động quanh E1

Sơ đồ mạch điều khiển

Mạch điều khiển

Cuộn dây K của contactor điều khiển máy bơm chỉ được cấp điện khi có đồng thời 2 điều kiện:

  • Tiếp điểm C đóng: nguồn nước cấp cho máy bơm đầy. Ở đây, bảo vệ cho nguồn nước chúng ta vẫn sử dụng công tắc hành trình phao nhựa giống như bài trước.
  • Tiếp điểm 2-4 đóng: bể nước cần bơm nước lên bị cạn

Mạch điều khiển bằng tay và tự động

Công tắc chuyển mạch SWITCH cho phép chuyên đổi giữa chế độ vận hành bằng tay và tự động.

Có thể bạn quan tâm: