Tiêu chuẩn đo điện trở đất
Đo điện trở tiếp địa chúng ta áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756: 1989- Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. Tiêu chuẩn điện trở nối đất này áp dụng cho tất cả các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V và một chiều có điện áp lớn hơn 110V và quy định những yêu cầu đối với nối đất và nối không. Các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn này phù hợp với thuật ngữ trong tiêu chuẩn TCVN 3256- 1979 và thuật ngữ trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này thay thế cho QPVN 13- 78.
Cách đo điện trở đất như thế nào?
Tổng quan về đo điện trở tiếp địa
Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để đo điện trở đất là kỹ thuật đo ba điểm (3P), phương pháp này bắt nguồn từ phép đo bốn điểm (4P) thường được sử dụng đo điện trở suất của đất
Phương pháp đo ba điểm (Fall-Of-Potential), sử dụng ba cọc điện cực bao gồm một cọc chính cần đo và hai cọc thử nghiệm độc lập về điện, thường được kí hiệu là P(Potential) và C(Current). Hai cọc thử nghiệm này có thể có chất lượng kém hơn nhưng phải độc lập về điện với điện cực cần đó
Một dòng điện xoay chiều (I) sẽ được truyền qua điện cực ngoài C và điện áp được đo bằng điện cực bên trong P tại một số điểm trung gian giữa chúng
Điện trở đất được tính toán đơn giản bằng định luật Ohm: R g = V / I
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp phức tạp khác như phương pháp độ dốc (Slope method) hoặc phương pháp bốn điểm (4P) được phát triển để khắc phục các vấn đề cụ thể liên quan đến quy trình đơn giản này, chủ yếu để đo điện trở của các hệ thống nối đất lớn hoặc tại các vị trí có không gian đặt điện cực thử nghiệm hạn chế.
Bất kể sử dụng phương pháp nào để đo, nên nhớ rằng việc đo điện trở tiếp địa sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như đã liệt kê ở trên và khó có thể định lượng chính xác. Như vậy, tốt nhất hãy thực hiện phép đó nhiều lần và bằng một vài phương pháp khác nhau tính giá trị trung bình để có hệ số chính xác nhất
Khi thực hiện phép đo, mục đích là đặt điện cực thử nghiệm C cách cọc chính xa nhất, điện cực P sẽ nằm ở khu vực không chịu ảnh hưởng điện trở của cả hai cọc chính và cọc C.
- Nếu điện cực thử nghiệm dòng điện C quá gần các vùng điện trở sẽ chồng lấp và sẽ có một biến đổi dốc trong điện trở đo được khi điện cực thử điện áp được di chuyển
- Nếu điện cực thử nghiệm dòng điện C được đặt đúng vị trí sẽ tạo ra một vùng điện trở phẳng (hoặc gần như vậy) ở đâu đó giữa nó và cột chính. Khi đó, sự thay đổi vị trí của điện cực thử nghiệm điện áp chỉ tạo ra thay đổi điện trở rất nhỏ
Độ chính xác của phép đo có thể bị ảnh hưởng bởi các vật thể bằng kim loại nằm gần các cọc phụ. Các vật thể như hàng rào, các cột móng của tòa nhà, ống kim loại chôn dưới đất hoặc thâm chí các hệ thống tiếp địa khác có thể can thiệt vào phép đo và gây lỗi khi đo.
Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN2.2 Phương pháp đo 3P
Trước khi tiến hành đo cần kiểm tra điện áp PIN của thiết bị đo. Cách thực hiện như sau:
- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK”.
- Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
- Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT. GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.
Bước 2: Đấu nối các dây nối
- Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5~10m.
- Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.
- Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ(red) dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra
- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.
- Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.
Bước 4: Kiểm tra điện trở đất
- Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
- Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng, khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.
- Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch “0” thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.
Bước 5: Đánh giá kết quả đo
- Điện trở nối đất được đánh giá theo tiêu chuẩn quy định, thông thường lưới 110 kV trở lên có dòng chạm đất lớn hơn 500 A thì Rnđ £ 0,5 W.
- Lưới trung áp có công suất £ 1000 kVA thì Rnđ £ 4 W.
- Cột điện Rnđ £ 10 W.
- Ngoài ra còn phụ thuộc vào mật độ dân cư tại vùng đó, điện trở suất của đất,…
Chúc các bạn thành công !
Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề:
- Tính toán thiết kế hệ thống điện, điện nhẹ
- Triển khai thi công lắp đặt hệ thống điện
Tham khảo ngay khóa học thiết kế điện tại VNK EDU