Trong bóc tách khối lượng  nhiều khi các ký hiệu trên bản vẽ chỉ là các mã rơ le hay Trong thiết kế Thông thường, ta lựa chọn các relay bảo vệ theo chức năng bảo vệ, ví dụ : relay bảo vệ quá dòng, relay bảo vệ chạm đất, relay bảo vệ dòng rò, relay bảo vệ quá áp, relay bảo vệ thiếu áp, relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ đảo pha, relay bảo vệ thiếu tần số, relay bảo vệ quá tần số, relay bảo vệ lock rotor động cơ…Tuy nhiên trong một số bản vẽ kỹ thuật, chức năng các relay bảo vệ thường được ký hiệu bằng số ví dụ 50, 50N, 51, 51N. Để chọn được đúng các relay theo các bản vẽ này ta phải hiểu được ý nghĩa các thông số ký hiệu relay này cũng như bóc tách đúng loại rơ le .Thông thường các relay được ký hiệu số như trên sẽ tuân thủ theo ký hiệu của bảng tên gọi relay theo ANSI như sau :

1: Phần tử chỉ huy khởi động

2: Rơle trung gian (chỉ huy đóng hoặc khởi động) có trễ thời gian

3: Rơle liên động hoặc kiểm tra

4: Côngtắctơ chính

5: Thiết bị làm ngưng hoạt động

6: Máy cắt khởi động

7: Rơle tăng tỷ lệ

8: Thiết bị cách ly nguồn điều khiển

9: Thiết bị phục hồi

10: Đóng cắt phối hợp thiết bị

11: Thiết bị đa chức năng

12: Thiết bị chống vượt tốc

13: Thiết bị tác động theo tốc độ đồng bộ

14: Chức năng giảm tốc độ

15: Thiết bị bám tốc độ hoặc tần số phù hợp với thiết bị song hành

16: Dự phòng cho tương lai hiện chưa sử dụng

17: Khóa đóng cắt mạch shunt hoặc phóng điện

18: Thiết bị gia tốc hoặc giảm tốc độ đóng

19: Côngtắctơ khởi động thiết bị có quá độ (thiết bị khởi động qua nhiều mức tăng dần)

20: Van vận hành bằng điện

21. Rơle khoảng cách

22: Mắy cắt tác động điều khiển cân bằng

23: Thiết bị điều khiển nhiệt độ

24: Rơle tỷ số V/Hz (điện áp/tần số), chức năng quá kích thích

25: Chức năng kiểm tra đồng bộ

26: Chức năng bảo vệ

27: Chức năng bảo vệ kém áp

28: Bộ giám sát ngọn lửa (với tuabin khí hoặc nồi hơi)

29: Côngtắctơ tạo cách ly

30: Rơle tín hiệu (không tự giải trừ được)

31: Bộ kích mở cách ly (kích mở thyristor)

32: Chức năng định hướng công suất

33: Khoá vị trí

34: Thiết bị đặt lịch trình làm việc

35: Cổ góp chổi than hoặc vành xuyến trượt có chổi than

36: Rơle phân cực

37: Chức năng bảo vệ kém áp hoặc kém công suất

38: Chức năng đo nhiệt độ vòng bi hoặc gối trục

39: Chức năng đo độ rung

40: Chức năng bảo vệ chống mất kích từ

41: Máy cắt dập từ

42: Máy cắt khởi động máy hoặc thiết bị

43: Thiết bị chuyển đổi hoặc chọn mạch điều khiển bằng tay

44: Rơle khởi động khối chức năng kế tiếp vào thay thế

45: Rơle giám sát tình trạng không khí (khói, lửa, chất nổ v.v.)

46: Rơle dòng điện thứ tự nghịch hoặc bộ lọc dòng điện thứ tự thuận

47: Rơle điện áp thứ tự nghịch hoặc bộ lọc điện áp thứ tự thuận

48: Rơle bảo vệ duy trì trình tự

49: Rơle nhiệt (bảo vệ quá nhiệt)

50: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh

50N: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh chạm đất

51: Bảo vệ quá dòng (xoay chiều) có thời gian

51N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian duy trì

52: Máy cắt dòng điện xoay chiều

53: Rơle cưỡng bức kích thích điện trường cho máy điện một chiều

54: Thiết bị chuyển số cơ khí được điều khiển bằng điện

55: Rơle hệ số công suất

56: Rơle điều khiển áp dụng điện trường kích thích cho động cơ xoay chiều

57: Thiết bị nối đất hoặc làm ngắn mạch

58: Rơle ngăn chặn hư hỏng chỉnh lưu

59: Rơle quá điện áp

60: Rơle cân bằng điện áp hoặc dòng điện

61: Cảm biến hoặc khóa đóng cắt theo mật độ khí

62: Rơle duy trì thời gian đóng hoặc mở tiếp điểm

63: Rơle áp lực (Buchholz)

64: Rơle phát hiện chạm đất

64R: Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn rôto

64G: Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn stato

65: Bộ điều tốc

66: Chức năng đếm số lần khởi động trong một giờ

67: Rơle bảo vệ quá dòng có hướng

67N: Rơle bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng

68: Rơle khoá

69: Thiết bị cho phép điều khiển

70: Biến trở

71: Rơle mức dầu

72: Máy cắt điện một chiều

73: Tiếp điểm có trở chịu dòng tải

74: Rơle cảnh báo (rơle tín hiệu)

75: Cơ cấu thay đổi vị trí

76: Rơle bảo vệ quá dòng một chiều

77: Thiết bị đo xa

78: Rơle bảo vệ góc lệch pha

79: Rơle tự đóng lại (điện xoay chiều)

80: Thiết bị chuyển đổi theo trào lưu chạy qua

81: Rơle tần số

82: Rơle đóng lặp lại theo mức mang tải mạch điện một chiều

83: Rơle chuyển đổi hoặc chọn điều khiển tự động

84: Bộ điều áp máy biến áp (OLTC)

85: Rơle nhận thông tin phối hợp tác động từ bảo vệ đầu đối diện

86: Rơle khoá đầu ra

87: Bảo vệ so lệch

87B: Rơle bảo vệ so lệch thanh cái

87G: Rơle bảo vệ so lệch máy phát

87L: Rơle bảo vệ so lệch đường dây

87M: Rơle bảo vệ so lệch động cơ

87T: Rơle bảo vệ so lệch máy biến áp

87TG: Rơle bảo vệ so lệch hạn chế máy biến áp chạm đất (chỉ giới hạn cho cuộn dây đấu sao có nối đất)

88: Động cơ phụ hoặc máy phát động cơ

89: Khóa đóng cắt mạch

90: Rơle điều chỉnh (điện áp, dòng điện, công suất, tốc độ, tần số, nhiệt độ)

91: Rơle điện áp có hướng

92: Rơle điện áp và công suất có hướng

93: Các chức năng tiếp điểm thay đổi kích thích

94: Rơle cắt đầu ra

95: Chức năng đồng bộ (cho động cơ đồng bộ có tải nhỏ và quán tính nhỏ) bằng hiệu ứng mômen từ trở

96: Chức năng tự động đổi tải cơ học

Trong một số trường hợp, bản vẽ sử dụng các ký hiệu theo tiêu chuẩn IEC. Ta có thể sử dụng bảng sau để tra cứu chức năng của relay :

Nếu bạn gặp khó khăn trong thiết kế và đọc bản vẽ điện, tham khảo ngay Khóa học Thiết kế hệ thống Điện tại VNK EDU