Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động
Hệ thống báo cháy – chữa cháy trong tòa nhà đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Do đó, hệ thống phải đảm bảo kịp thời – chính xác đối với các sự cố cháy, nổ.
Thông thường hệ thống hệ thống Phòng cháy và chữa cháy gồm 2 phần: Báo cháy và chữa cháy.
- Báo cháy: Hệ thống bao gồm các cảm biến đo nhiệt độ, phát hiện khói, hệ thống chuông báo cháy, đèn báo cháy,…. Các cảm biến nhiệt độ và khói yêu cầu phải được bố trí đúng vị trí để kịp thời phát hiện các sự cố. Các chuông báo và đèn bào phải bố trí ở những nơi mà dễ dàng nhận ra, giúp mọi người kịp thời phản ứng với các sự cố.
- Chữa cháy: Hệ thống chữa cháy bao gồm các bơm chữa cháy, hệ thống cấp nước chữa cháy và hệ thống chữa cháy bằng khí. Đối với hệ thống này phải luôn ở tình trạng sẵn sàng, các thiết bị phải luôn được kiểm tra và giám sát chặt chẽ.
Chức năng của hệ thống BMS với hệ thống báo cháy và chữa cháy:
Để tích hợp mức cao với Hệ thống phòng cháy chữa cháy, BMS phải có giao diện với chuẩn truyền thông BACnet TCP/IP tốc độ 10/100 Mbps. Tủ báo cháy trung tâm của hệ thống báo cháy cũng phải có cổng giao diện truyền thông với chuẩn BACnet TCP/IP.
Bảng điểm giám sát/điều khiển của hệ thống BMS tới hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Giám sát:
- Trạng thái các đầu báo khói, báo nhiệt.
- Trạng thái on/off của bơm chữa cháy.
- Áp lực tĩnh của đường ống nước.
- Mức nước bể chữa cháy.
- Trạng thái dòng chảy
Các cảnh báo:
- Báo động sự cố quá tải của bơm chữa cháy.
Giao diện đồ họa hệ thống quản lý hệ thống báo cháy và chữa cháy điển hình:
Hệ thống cung cấp điện
Chức năng của hệ thống BMS với hệ thống cung cấp điện:
Hệ thống điện sẽ được kết nối với hệ thống BMS thông qua việc tích hợp mức cao là Modbus để giám sát các đồng hồ đo đếm điện năng, máy phát điện. Và kết nối mức thấp để giám sát các MCCB, ACB, trạng thái bơm dầu để thực hiện được điều này yêu cầu nhà thầu hệ thống điện sử dụng thiết bị có tiếp điểm khô, không điện đưa ra được tín hiệu trên.
Các thông tin sau khi nhận được từ hệ thống điện thì sẽ giám sát trên màn hình của hệ thống BMS. Trên phần mềm quản lý BMS phải được tạo các giao diện đồ hoạ phù hợp cho việc hiển thị thuận tiện cho quá trình quản lý.
Bảng điểm giám sát/điều khiển của hệ thống BMS tới hệ thống cung cấp điện:
Đối với các MCCB, ACB:
Giám sát:
- Giám sát trạng thái hoạt động của các thiết bị đóng cắt (MCCB, ACB) tại tủ ATS, tủ hạ thế, tủ điện tầng.
- Giám sát các sự cố quá tải của các thiết bị đóng cắt (MCCB, ACB)
Đối với các đồng hồ đo đếm điện năng, máy phát điện:
Giám sát:
Giám sát các thông số điện năng sau:
- Công suất hữu ích
- Công suất biểu kiến S
- Công suất phản kháng Q
- Hệ số Cosφ
- Tần số
- Điện áp dây
- Điện áp các pha
- Dòng điện của các pha
Đối với phòng máy biến áp và máy phát:
Giám sát: Nhiệt độ phòng máy phát và máy biến áp
Giao diện đồ họa hệ thống quản lý chất lượng điện điển hình:
Việc giám sát các thông số điện năng và các trạng thái hoạt động, trạng thái sự cố thông qua giao diện đồ họa. Trong đồ họa, các giá trị được thể hiện là số đo đếm được, các tham số được Việt hóa về tên và vị trí thiết bị để đơn giản hóa quá trình vận hành của người giám sát, quản lý hệ thống.
Hệ thống chiếu sáng
Giám sát và điều khiển các lộ đèn chiếu sáng khu vực hành lang, khu vực ngoài nhà
Sơ đồ nguyên lý điều khiển giám sát
Bảng điểm giám sát/điều khiển của hệ thống BMS tới hệ thống chiếu sáng:
Điều khiển: Điều khiển đóng/cắt các lộ đèn từ server
Giám sát :
- Giám sát tình trạng on/off các lộ chiếu sáng thông qua giao diện đồ họa.
- Giám sát trạng thái auto/man
Giao diện đồ họa hệ thống quản lý chiếu sáng điển hình
Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trong và ngoài tòa nhà sẽ được thiết kế dựa trên những tiện ích cho người sử dụng và quản lý hệ thống.
Toàn bộ hình ảnh của các lộ đèn, các khu vực sẽ được hiển thị trên giao diện đồ họa của hệ thống BMS.