Để tạo được hầu hết các Family như ý, chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản, việc phân loại cách tạo Family giúp chúng ta dễ hình dung, xác định cách thức và hướng tạo từ đầu giúp tiết kiệm thời gian mang lại hiệu quả cao và tạo ra một sản phẩm chất lượng.
Family làm việc như thế nào?
- Ví dụ hình minh họa dưới đây, hai yếu tố chính để hình thành một family MEP
(1) Hình khối 3D: giúp hiển thị đối tượng trong project, các khung nhìn 3D, mặt bằng, mặt cắt…
(2) Connector: giúp kết nối family với đường ống trong project, gồm có Electrical Connector, Duct Connector, Pipe Connector, Cable Tray Connector và Conduit Connector.
- Giao diện vị trí lệnh các connector:
Phân loại cách tạo family
Dựa vào khả năng thay đổi kích thước, độ phức tạp của hình khối ta tạm chia ra làm 4 loại:
- Loại 1: Family cố định không thay đổi được kích thước khi load vào Project
-
Khi gặp những đối tượng có hình dạng phức tạp, khó tạo hình, khó gán biến và hàm thì nên làm theo loại này. Ví dụ: phễu thu sàn, bơm, máy phát điện, đồng hồ nước….
-
- Loại 2: Family thay đổi được kích thước bằng cách gán parameter
- Những đối tượng có hình dáng cấu tạo đơn giản, sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong dự án với các kích thước khác nhau thì nên tạo theo loại này. Vd: ty treo giá đỡ, phụ kiện đường ống như co, tê, giảm cấp …
- Loại 3: Family có nhiều kích thước tạo sẵn nhưng chỉ load kích thước nào cần sử dụng vào project
- Khi gặp những đối tượng có kích thước cố định theo catalogue nhưng chỉ xài một vài kích thước trong dự án thì áp dụng loại này. Vd: quạt, van, nối mềm…
- Loại 4: Family lồng trong family. Đối với loại 4 chúng ta chia tiếp ra làm 2 loại nhỏ:
- Ghép các Family là các hình khối cơ bản lại với nhau thành family tổng. Các hình khối cơ bản bao gồm: khối trụ, khối hộp, khối chóp, khối nón, khối cầu…. Thường dùng để tạo các family mang tính chất nhiều chi tiết nhỏ giống nhau. Vd: Tủ điện, FCU, AHU, Box gió…
-
- Ghép các Family đã hoàn thiện lại thành một Family tổng. Thường dùng để tạo các family có hình dáng phức tạp như loại 1, nhưng vẫn có nhiều kích thước để chọn. Ví dụ: sau khi tạo phễu thu sàn DN50, DN80, DN100 từng cái riêng lẻ, chúng ta sẽ ghép lại thành một Family là Floor Drain_xx (xx là model của phễu thu sàn)
Project phân loại quản lý family như thế nào?
- Trong môi trường làm việc Project, một đối tượng chia làm 3 cấp như sau:
(1) Category: Phân loại đối tượng trong Revit, đây là phần cài đặt cho Family rất quan trọng, hầu hết đó cũng chính là lệnh để lấy Family ra vẽ trong Project
- Ví dụ: Lệnh lấy van trong Project là Pipe Accessories
(2) Family: Đây cũng chính là tên File của thư viện chúng ta tạo
- Ví dụ: Tên của van bi là
(3) Type: Các thuộc tính nhỏ trong Family, có Family nhiều Type như Ball Valve là DN100, DN80
- Elbow thì không có Type mặc định là Standard
________________
VNK EDU gửi tặng bạn “Bộ hồ sơ vẽ Shopdrawing trên Revit MEP điển hình – Chung cư Hateco“
Nhận tài liệu
________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Khóa học Revit MEP” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về phần mềm này
________________