Phương pháp tính toán lựa chọn đường kính ống cấp nước

  • Bước 1:
    • Xác định tổng số lượng thiết bị vệ sinh của dự án (bồn cầu, lavabo, âu tiểu, vòi sen, bồn tắm, chậu bếp..).
  • Bước 2:
    • Xác định tổng số đương lượng cấp nước của các thiết bị vệ sinh theo bảng 2 của TCVN 4513:1988.
  • Bước 3:
    • Từ tổng đương lượng của các thiết bị vệ sinh tiến hành xác định lưu lượng tính toán của ống cấp nước.
    • Lưu lượng tính toán trong một giây cho nhà phố được xác định theo công thức ở mục 6.7 của TCVN 4513:1988

      Trong đó:
      – q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
      – a: Hệ số phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước tính cho 1 người trong ngày lấy theo bảng 9 của TCVN 4513:1988 ; tiêu chuẩn dùng nước tính cho 1 người trong ngày lấy theo bảng 1 của TCVN 4513:1988
      – N: Tổng đương lượng của thiết bị vệ sinh.
      – K: Hệ số phụ thuộc vào số đương lượng lấy theo bảng 10 của TCVN 4513:1988

    • Lưu lượng tính toán trong một giây cho văn phòng, khách sạn, chung cư, kí túc xá, trường học, bệnh viện được xác định theo công thức ở mục 6.9 của TCVN 4513:1988.

      Trong đó:
      – q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
      – a: Hệ số phụ thuộc vào chức năng của mỗi loại nhà lấy theo bảng 11 của TCVN 4513:1988.
      – N: Tổng đương lượng của thiết bị vệ sinh.
      – K: Hệ số phụ thuộc vào số đương lượng lấy theo bảng 10 của TCVN 4513:1988

  • Bước 4:
    • Xác định được lưu lượng tính toán ta tiến hành tính toán đường kính ống cấp nước theo công thức tính toán thủy lực như sau:
      Q = V * A

      Trong đó:
      – Q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
      – V: Vận tốc tính toán trong đoạn ống cấp nước. Theo mục 6.5 của TCVN 4513:1988 ta có vận tốc tối đa trong ống cấp nước trong nhà trong khoàng 1,5m/s đến 2m/s.
      – A: Diện tích tíết diện trong của ống cấp nước (tính toán theo đường kính danh nghĩa – không phải đường kính trong thực tế).

Bài tập ví dụ

    • Một công trình nhà cho thuê văn phòng có 13 tầng, 1 tầng cao trung bình là 4m. Mỗi tầng đều có nhà vệ sinh cho nam và nữ có tổng số lượng thiết bị vệ sinh như sau: 6 Bồn cầu (WC), 4 chậu rữa mặt (LAV), 3 chậu tiểu (UR). Toàn bộ các thiết bị vệ sinh này được cấp nước xuống dưới tầng 1 bằng 1 trục kỹ thuật. Tính toán đương lượng và lựa chọn đường kính ống cấp nước trục đứng, ống cấp nước nhánh tầng của dự án.
  • Bước 1:
    • Xác định tổng số lượng thiết bị vệ sinh của dự án: 6 * 13=78 Bồn cầu (WC), 4 * 13 = 52 chậu rữa mặt (LAV), 3 *13 = 39 chậu tiểu (UR).
    • Xác định tổng số lượng thiết bị vệ sinh theo tầng điển hình: 6 Bồn cầu (WC), 4 chậu rữa mặt (LAV), 3 chậu tiểu (UR).
  • Bước 2:
    • Xác định tổng số đương lượng cấp nước của các thiết bị vệ sinh theo theo bảng 2 của TCVN 4513:1988.

      => Tổng đương lượng N toàn dự án = 78 (WC)*0,5+52(LAV)*0,33+39 (UR)*0,17 = 62,79
      => Tổng đương lượng N theo tầng điển hình = 6 (WC)*0,5+4 (LAV)*0,33+3 (UR)*0,17 = 4,83
      Trong đó:
      – Đương lượng WC bằng 0,5 (theo vòi xả ở chậu xí).
      – Đương lượng LAV bằng 0,33 (theo vòi nước ở chậu rửa mặt).
      – Đương lượng UR bằng 0,17 (theo vòi nước ở chậu tiểu treo).

  • Bước 3:
    • Từ tổng đương lượng của các thiết bị vệ sinh tiến hành xác định lưu lượng ống đứng, ống nhánh cấp nước của dự án cho công trình văn phòng (cơ quan hành chính) theo công thức ở mục 6.9 của TCVN 4513:1988.
  • Bước 4:
    • Xác định được lưu lượng tính toán ta tiến hành tính toán đường kính ống cấp nước theo công thức tính toán thủy lực như sau:
      Q = V * A
      Trong đó:
      – Q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
      – V: Vận tốc tính toán trong đoạn ống cấp nước. Theo mục 6.5 của TCVN 4513:1988 ta có vận tốc tối đa trong ống cấp nước trong nhà trong khoàng 1,5m/s đến 2m/s.
      – A: Diện tích tíết diện trong của ống cấp nước (tính toán theo đường kính danh nghĩa – không phải đường kính trong thực tế).

Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cấp nước

Bạn đang gặp khó khăn trong việc thiết kế hệ thống cấp thoát nước, tham khảo ngay