Anh em kỹ sư điện nhiều bạn tỏ ra lúng túng khi chọn thiết bị đóng cắt cho tải đặc biệt là động cơ. Muốn chọn đúng cả về kỹ thuật lẫn tài chính trước hết chúng ta cần hiểu về đường đặc tuyến của aptomat bởi chính đường đặc tuyến quyết định vùng hoạt động của aptomat theo bội số của dòng định mức cũng như thời gian tác động.
Đường cong chọn lọc, đặc tuyến CB là gì?
Đường cong chọn lọc Characteristic curves hoặc Trip curve. Cái đường đặc tính này trước hết nó cho mình hiểu được đặc tính cắt của nó, nghĩa là biết được các hành vi cắt của nó tại mỗi dòng khác nhau. Trên các khí cụ đóng cắt thì đều có đường cong này trên catalog hoặc trên thiết bị.
Một đường đặc tính này thì thường có 3 thành phần chính đó là:
- Thermal trip: Đường cong bảo vệ quá tải
- Magnetic trip: Đường cong bảo vệ ngắn mạch
- Ieal trip curve : Đường cong bảo vệ lý tưởng của nhà thiết kế
Hình trên cho thấy cấu tạo của CB, vùng trên cùng là đặc tính bảo vệ quá tải thì quyết định bới thanh lưỡng kim của CB. Còn cuộn hút sẽ tác động ở vùng bảo vệ ngắn mạch. Vùng bôi xanh của đường cong là khu vực cắt, ta cùng phân tích đường cong này:
Ví dụ: CB này lắp cho một tải 30A một pha, ta chọn một CB 30A ( theo lý thuyết) thì với điều kiện bình thường dòng từ (1-1.13)x30A thì CB sẽ không tác động, nếu dòng tải tăng dần đến 1.5×30=45A thì thời gian cắt sớm nhất sẽ là 40s, muộn nhất là 100s. Tương tự thế với dòng tải 60A CB sẽ cắt sớm nhất trong 10s và muộn nhất trong 40s.
Đến vùng bảo vệ ngắn mạch thì thời gian trip sẽ ngắn hơn, dòng 3x-6x thì thời gian trip sớm nhất trong 0.01s đến 2.5s.Vậy qua đây chúng ta có thể biết được hành vi của con CB này sẽ như thế nào trong từng trường hợp.
Phân loại đặc tuyến aptomat
Type A
Dòng tác động tối thiểu (Minimum trip current): từ 2 đến 3 lần dòng định mức.Thiết bị Type A rất nhạy với ngắn mạch, nên thường được sử dụng để bảo vệ các thiết bị nhạy cảm cao như thiết bị bán dẫn.
Type B
Dòng tác động tối thiểu (Minimum trip current): gấp 3 đến 5 lần dòng định mức.Thiết bị type B thường được sử dụng cho tải trở hoặc tải có thành phần cảm ứng rất nhỏ:Các mạch chiếu sáng (phi cảm ứng), Cửa hàng mục đích chung
Type C
Dòng tác động tối thiểu (Minimum trip current): 5 đến 10 lần dòng định mức.Thiết bị type C (Trip Curve C) thường được sử dụng cho các tải có thành phần cảm ứng tương đối lớn, các động cơ điện có công suất nhỏ hoặc các loại đèn chiếu sáng đặc biệt, cụ thể:Máy điều hoà, Máy bơm, Máy quạt,Các loại đèn chiếu sáng dùng chấn lưu
Type D
Dòng tác động tối thiểu (Minimum trip current): 10 đến 20 lần dòng định mức.Thiết bị type D được sử dụng cho các tải với một thành phần cảm ứng rất cao, thường được ứng dụng trong các thiết bị công nghiệp: Động cơ cảm ứng lớn hoặc máy biến áp,Thiết bị X-quang, Thiết bị hàn.
Type MA
Dòng tác động tối thiểu (Minimum trip current): khoảng 12 lần dòng định mức.Thiết bị type MA thường sử dụng để bảo vệ các động cơ có dòng điện khởi động cao.
Type K
Dòng tác động tối thiểu (Minimum trip current): từ 8 đến 12 lần dòng định mức.Thiết bị Type K thường sử dụng để bảo vệ các tải cảm ứng và các tải động cơ có dòng điện khởi động cao.
Type Z
Dòng tác động tối thiểu (Minimum trip current): từ 2 đến 3 lần dòng định mức.Thiết bị Type Z rất nhạy với ngắn mạch, nên thường được sử dụng để bảo vệ các thiết bị nhạy cảm cao như thiết bị bán dẫn.
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống điện” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống điện.