Thiết kế nói chung và thiết kế Cấp Thoát Nước nói riêng luôn đòi hỏi bạn có những kiến thức nền tảng về kiến thức:
- Quy định thiết kế trong các tiêu chuẩn quy chuẩn công
- Kỹ năng thiết yếu như kỹ năng vẽ autocad, revit
- Kỹ năng sử dụng word, excel
Thế thôi vẫn chưa đủ để thành công. Trong công việc rất cần tích lũy kinh nghiệm thiết kế, cái này rất quan trọng, nhiều người nhận được một bài học kinh nghiệm có thể mất đến cả vài trăm triệu đến cả tỷ đồng nó đắt giá phải không các bạn.
Với hơn 7 năm trong nghề, tôi thấy mình cần chia sẻ những kinh nghiệm thành công cũng như những bài học rút ra từ thất bại trong quá trình triển khai thiết kế. Hy vọng các bạn sẽ nhận được những giá trị để thành công hơn trong cuộc sống.
Kinh nghiệm thứ nhất
Muốn giỏi trong lĩnh vực thiết kế phải thành thạo quy trình (giai đoạn) triển khai thiết kế.
Tại sao lại vậy?
Bởi nếu bạn không có quy trình thiết kế, bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian không cần thiết. Mà thời gian chính là chi phí bạn phải bỏ ra khi bạn triển khai dự án. Quy trình thiết kế của 1 dự án sẽ gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có yêu cầu mức độ thể hiện nội dung khác nhau.
Theo kinh nghiệm làm việc trong công tác thiết kế thì các quy trình bao gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thiết kế Ý tưởng (Concept Design)
- Giai đoạn thiết kế Cơ sở (Basic Design)
- Giai đoạn thiết kế Kỹ thuật (Technical Design)
- Giai đoạn thiết kế Bản vẽ thi công (Construction Design)
Sau đây, tôi sẽ làm rõ nội dung cũng như thành phần của các giai đoạn như sau:
Giai đoạn thiết kế ý tưởng (Concept Design)
- Thuyết minh thiết kế Ý tưởng (đưa ra giải pháp cho hệ thống cấp thoát nước của toàn dự án). Tính toán sơ bộ công suất cấp nước và thoát nước của toàn dự án để lựa chọn thông số bơm nước sinh hoạt, dung tích tính toán bể chứa nước sinh hoạt, dung tích bể tự hoại và thông số bơm nước thải. Phụ lục trong thuyết minh nhớ đính kèm bảnh tính hệ thống cấp thoát nước.
- Bản vẽ thiết kế Ý tưởng bao gồm các nội dung chính như:
- Danh mục bản vẽ
- Chú thích – ký hiệu
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước bao gồm
- hệ cấp nước sinh hoạt
- hệ thoát nước thải sinh hoạt
- hệ thoát nước mưa (thể hiện đầy đủ các thông tin như thông số bơm, kích cỡ đường kính ống tuyến trục chính)
- mặt bằng tổng thể tầng 1 hoặc tầng trệt của hệ thống cấp thoát nước
- mặt bằng tầng các tầng hầm (thể hiện cụ thể vị trí các phòng kỹ thuật của hệ thống cấp thoát nước)
- các mặt bằng gom ống chính của hệ thống thoát nước thải và nước mưa.
Giai đoạn thiết kế cơ sở (Basic Design)
- Thành phần cũng như nội dung tương tự Giai đoạn thiết kế Ý tưởng vì thiết kế Ý tưởng chỉ là 1 hình thức thể hiện tính khả thi và thuyết phục của phương án chữa cháy với Chủ đầu tư. Tuy nhiên, giai đoạn này cần cập nhật và điều chỉnh các thay đổi của Giai đoạn thiết kế Ý tưởng. Vì hồ sơ giai đoạn này sẽ gửi cho Cơ quan chức năng để xin ý kiến cho giải pháp PCCC này có phù hợp không? Giai đoạn này là nền tảng để triển khai chi tiết hơn ở giai đoạn thiết kế Kỹ thuật.
Giai đoạn thiết kế kỹ thuật (Technical Design)
- Thuyết minh thiết kế Kỹ thuật (đưa ra giải pháp cho hệ thống cấp thoát nước của toàn dự án). Tính toán sơ bộ công suất cấp nước và thoát nước của toàn dự án để lựa chọn thông số bơm nước sinh hoạt, dung tích tính toán bể chứa nước sinh hoạt, dung tích bể tự hoại và thông số bơm nước thải. Phụ lục trong thuyết minh nhớ đính kèm bảnh tính hệ thống cấp thoát nước.
- Bản vẽ thiết kế Kỹ thuật bao gồm các nội dung chính như:
- Danh mục bản vẽ
- Chú thích – ký hiệu
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước bao gồm hệ cấp nước sinh hoạt, hệ thoát nước thải sinh hoạthệ thoát nước mưa (thể hiện đầy đủ các thông tin như thông số bơm, kích cỡ đường kính ống tuyến trục chính)
- mặt bằng tổng thể tầng 1 hoặc tầng trệt của hệ thống cấp thoát nước, mặt bằng tầng các tầng hầm (thể hiện cụ thể vị trí các phòng kỹ thuật của hệ thống cấp thoát nước)
- các mặt bằng gom ống chính của hệ thống thoát nước thải và nước mưa.
- Triển khai thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho tất cả các mặt tầng mà kiến trúc cung cấp
- Triển khai chi tiết các phòng kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước (bao gồm mặt bằng khu vực kỹ thuật nước
- Triển khai tối thiểu 02 mặt cắt ngang của khu vực kỹ thuật nước).
- Chi tiết lắp đặt điển hình cho các hệ thống cấp thoát nước trong dự án.
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (Construction Design)
- Thuyết minh thiết kế Bản vẽ thi công (đưa ra giải pháp chữa cháy cho dự án sử sụng các hệ chữa cháy gì trong dự án như:
- chữa cháy tự động Sprinkler
- chữa cháy màn ngăn nước Drencher
- chữa cháy vách tường, chữa cháy ngoài nhà)
- Tính toán sơ bộ lưu lượng chữa cháy của từng thành phần hệ chữa cháy, chọn thông số bơm chữa cháy, dung tích tính toán bể chứa nước chữa cháy.
- Bản vẽ thiết kế Thi công bao gồm các nội dung chính như: Thành phần bản vẽ tượng tự giai đoạn thiết kế Kỹ thuật. Thêm vào đó là triển khai chi tiết riêng hệ thống cấp thoát nước cho các căn hộ. Kết hợp combine với các hệ thống khác như hệ thống Điện – Điện nhẹ, hệ thống điều hòa không khí và thông gió, hệ thống chữa cháy, hệ Kết cấu.
- Thuyết minh hướng dẫn lắp đặt và thi công hệ thống chữa cháy (SPEC).
Lưu ý: Các thành phần cần thể hiện trong hồ sơ của từng giai đoạn có thể thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của Chủ đầu tư cũng như phương thức làm việc của Trưởng bộ môn Nước.
Kinh nghiệm thứ hai
Để có thể thực hiện thiết kế hệ thống cấp thoát nước hợp lý nhất cũng như đảm bảo không bị ảnh hưởng thay đổi hệ thống quá nhiều do mặt bằng kiến trúc thường xuyên thay đổi.
Tôi chia các bước để triển khai thiết kế thành 8 bước như sau:
Bước 1: Nhận thông tin dự án và tài liệu từ chủ đầu tư (các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của bộ môn kiến trúc, các bản vẽ mặt bằng và mặt cắt của bộ môn kết cấu).
Bước 2: Nhìn tổng quan các mặt bằng của kiến trúc và công năng từng mặt bằng tầng của dự án từ đó triển khai sơ bộ Sơ đồ nguyên lý hệ thống Cấp thoát nước. Sơ đồ nguyên lý rất quan trọng phục vụ cho hồ sơ giai đoạn thiết kế ý tưởng.
Bước 3: Triển khai thiết kế mặt bằng hệ thống cấp thoát nước.
Thứ tự thiết kế được sắp xếp như sau (từ dễ đến khó).
- Tính toán hệ thống cấp nước.
- Triển khai thiết kế mặt bằng hệ thống cấp nước.
- Tính toán hệ thống thoát nước mưa.
- Triển khai thiết kế mặt bằng hệ thống thoát nước mưa.
- Tính toán hệ thống thoát nước thải.
- Triển khai thiết kế mặt bằng hệ thống thoát nước thải.
Bước 4: Triển khai thiết kế cao độ hệ thống cấp thoát nước.
Combine phối hợp với các bộ môn khác như kết cấu, bộ môn Điện – Điện nhẹ, bộ môn HVAC, bộ môn Chữa cháy (khuyến khích sử dụng phần mềm REVIT để combine các hệ lại – nên combine các hệ tại các tầng hầm, tầng gom ống thoát nước mưa và nước thải, tầng kỹ thuật, các tầng điển hình chỉ cần combine điển hình).
Bước 5: Triển khai thiết kế các phòng kỹ thuật, các bể chức năng điển hình như
- phòng máy bơm nước sinh hoạt
- bể chứa nước sinh hoạt
- bể tự hoại
- bể tách mỡ
Khi triển khai thiết kế các khu vực kỹ thuật này cần thể hiện rõ ràng mặt bằng và tối thiểu 02 mặt cắt ngang của khu vực kỹ thuật. Tất cả các mặt bằng và mặt cắt này đều phải thể hiện đúng tỷ lệ.
Bước 6: Triển khai thiết kế các chi tiết lắp đặt trong hệ thống cấp thoát nước điển hình như
- Chi tiết lắp đặt bồn cầu, lavabo, chậu bếp
- Chi tiết lắp đặt các phễu thu sàn, cầu thu nước mưa, chi tiết lắp đặt bơm nước sinh hoạt và bơm nước thải…
- Chi tiết lắp đặt các ống chờ xuyên sàn, xuyên tường…
- Chi tiết lắp đặt giá đỡ ty treo ống cấp thoát nước….
Khi triển khai thiết kế các chi tiết này không cần thiết phải thể hiện đúng tỷ lệ.
Bước 7: Viết thuyết minh Thiết kế bản vẽ Thi công và thuyết minh Chỉ dẫn Kỹ thuật cho hệ thống cáp thoát nước.
Bước 8: In ấn và đóng tập bản vẽ thiết kế và bàn giao hồ sơ với số lượng yêu cầu trong hợp đồng thiết kế.
Lưu ý: Các bước được nêu phía trên chưa bao gồm giai đoạn hồ sơ review để tư vấn thiết kế chỉnh sửa theo yêu cầu của phía Chủ đầu tư cũng như đơn vị thẩm tra của Chủ đầu tư.
Kinh nghiệm thứ 3
Luôn chủ động trong công việc để giải quyết giữa các bên.
Đặc trưng của thiết kế là các đơn vị tham gia trong một không gian rộng giữa các đơn vị thiết kế Kiến trúc – Thiết kế kết cấu – Thiết kế Cơ điện. Có khi ở rất xa nhau chỉ xuất hiện khi tổ chức các cuộc họp với Chủ đầu tư. Vì vậy các thông tin trao đổi giữa các bên sẽ rất hạn chế . Nếu hệ thống Cơ điện không chủ động yêu cầu hỗ trợ các vấn đề liên quan. Nhờ các bên cung cấp mà chỉ ngồi chờ đợi thì rất khó khăn trong việc hoàn thành thiết kế dự án.
Kinh nghiệm thứ 4
Dù muốn hay không thì trong một dự án thiết kế Cấp thoát nước nói riêng và Thiết kế Cơ điện nói chung cũng không thể tránh khỏi sự thay đổi của bản vẽ Kiến trúc và Kết cấu dẫn đến việc bắt buộc phải cập nhật bản vẽ Cơ điện theo. Đây là yếu tố tranh cãi nhiều trong thiết kế có hay không khối lượng phát sinh trong thiết kế cũng như chi phí in ấn ban hành. Vì vậy, cần thiết phải làm rõ ngay từ việc soạn thảo hợp đồng.
Kinh nghiệm thứ 5
Khi làm thiết kế, các bạn nên thống nhất các bộ thư viện. Đặc biệt là các dự án lớn nhiều người thực hiện việc không đồng nhất chuẩn hóa các thư viện sẽ rất khó khăn trong công tác hợp nhất các bản vẽ. Vì vậy phải quán triệt ngay từ đầu nguyên tắc làm việc và bộ thư viện chuẩn dùng chung.
Kinh nghiệm thứ 6
Cần phải lập bảng tính thật sự nghiêm túc. Từ đó, căn cứ vào kết quả tính mới triển khai vẽ đừng bao giờ bắt tay vào vẽ ngay và vừa vẽ vừa lập bảng tính.
Kinh nghiệm thứ 7
Chính là quản lý thật tốt các sai sót thường mắc phải trong thiết kế.
Tôi liệt kê ra một số các sai sót như sau, tất nhiên là không thể liệt kê hết xong nó cũng tương đối hoàn chỉnh đó là gồm:
- Sai sót do font chữ. Cái này thường gặp khi chúng ta bước đầu làm thiết kế. Chúng ta sử dụng quá nhiều font cho 1 bản bản vẽ. Trong khi đó chỉ cần 1 -2 font cho bản vẽ là đủ. Kích thước font chữ không phù hợp tỉ lệ vẽ vì thiếu quy chuẩn chiều cao chữ text (1.5- 2 mm đối với chữ thường, 3.5-5 mm đối với chữ tiêu đề)
- Sai sót do không sửa đồng bộ sửa giữa các bản vẽ với nhau. Trường hợp này mắc phải rất nhiều kể cả kỹ sư mới thiết kế lẫn kỹ sư thiết kế lâu năm nếu không có một quy trình kiểm soát lỗi chuẩn. Tôi ví dụ: khi thay đổi thiết kế trục cấp nước trên 1 mặt bằng nào đó đồng nghĩa việc các bản vẽ mặt bằng – bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp nước thay đổi, bảng tính thay đổi, công suất cấp nước khu vực đó thay đổi dẫn đến công suất cấp nước tổng của toàn dự án thay đổi. Chúng ta thấy rõ một loạt các thay đổi kéo theo chỉ cần không cập nhật thay đổi hết trên các mặt bằng khác nhau chúng ta sẽ bị sai hệ lụy hàng loạt.
- Sai sót do lấy thư viện từ bản vẽ khác sang nhưng không sửa lại theo công trình thực tế. Không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa theo thực tế công trính hiện tại đang triển khai, xong rất nhiều người copy và paste sang và cho đó là xong trong khi thẩm tra và chủ đầu tư lại hay kiểm tra phần này.
- Tổ chức kiểm tra chéo trong tổ thiết kế. Sau khi kiểm tra chéo hồ sơ thiết kế của nhau. Chuyển toàn bộ sản phẩm thiết kế cho Chủ trì thiết kế để kiểm tra lần cuối trước khi cho in ấn ban hành.
Đây là tất cả các kinh nghiệm thiết kế cấp thoát nước và một số sai lầm khi thiết kế hay mắc phải. Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ là thông tin bổ ích cho các bạn .
Chúc các bạn thành công !
Bạn đang gặp khó khăn khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước, tham khảo ngay