Phần mềm STEP 7 dùng để lập trình cho các họ PLC Simatic S7 (S7-300, S7- 400), kết hợp với máy tính PC hoặc thiết bị lập trình chuyên dụng PG 720, PG 740, PG760.

Để soạn thảo chương trình, sau khi cài đặt chương trình Simatic, kích hoạt Simatic Manager ở màn hình nền hoặc vào Menu Start/Program/ Simatic/ Simatic Manager.

Hệ quản lý Simatic dùng để quản lý các đề án và chương trình người dùng của STEP 7. Nó là chương trình chính và hiện lên màn hình nền của thiết bị lập trình.

Cấu trúc chương trình S7-300

Họ Simatic S7 có cấu trúc chương trình giống nhau. Chương trình trong đề án được sắp xếp theo cấu trúc hình cây giống như cấu trúc hình cây ở trong Window nhưng biểu tượng của đối tượng thì khác.

Cấu trúc chương trình S7-300

Cấu trúc chương trình được sắp xếp theo cấp bậc:

Cấp 1: Chứa biểu tượng của dự án (Project). Mỗi dự án tượng trưng cho một cơ sở dữ liệu, nơi lưu trữ các dữ liệu liên quan đến chương trình.

Cấp 2: Chứa các trạm (Station), các chương trình (Program), các mạng cấp dưới (Subnet).

  • Các trạm là nơi lưu trữ dữ liệu các về thông tin về cấu hình phần cứng và

thông số chỉ định của các khối. Đây là điểm khởi đầu cho cấu hình phần cứng.

  • Các chương trình S7/M7 Program, là điểm khởi đầu để viết chương trình. Tất cả các chương trình và thông số chỉ định về khối của S7 được lưu trữ trong thư mục chương trình S7. Trong thư mục này chứa các thư mục khác dành cho các khối và các tập tin nguồn của chương trình.
  • Mạng cấp dưới gồm có MPI (Multi-point Interface), Profibus, mạng Ethernet công nghiệp. Đây là thành phần dùng để nối mạng.

Cấp 3 và các cấp khác: Tuỳ thuộc vào kiểu đối tượng của cấp 2 mà cấp 3 và các cấp khác sẽ có thành phần khác nhau. Cấp 3 thường chứa các source file (tập tin nguồn), Blocks (các khối), cấu hình CPU…

Cách viết chương trình trong STEP7

Có thể viết chương trình ở hai dạng: Lập trình tuyến tính và lập trình theo cấu trúc.

LẬP TRÌNH TUYẾN TÍNH

Lập trình tuuyến tính là toàn bộ chương trình đều nằm trong một khối, khối này là OB1. Kiểu lập trình này giống như dạng điều khiển dùng Rơle nhưng được thay thế bằng một bộ điều khiển lập trình PLC. Chương trình trong khối OB1 sẽ được hệ điều hành quét thường xuyên theo chu kỳ từ lệnh đầu tiên cho tới lệnh cuối cùng và sau đó chương trình được lặp lại từ đầu. Loại chương trình này phù hợp với những bài toán tự động điều khiển nhỏ, chương trình không phức tạp.

LẬP TRÌNH THEO CẤU TRÚC

Chương trình được chia thành nhiều khối, mỗi khối có một nhiệm vụ riêng. Loại lập trình này phù hợp với loại bài toán có nhiều nhiệm vụ, điều khiển phức tạp. Khối tổ chức OB1 chứa những lệnh để gọi những khối khác theo một trình tự đã được xác định trước.

Trong S7-300 có những loại khối cơ bản sau:

Khối OB (Organization Block): Là khối tổ chức và quản lý chương trình, có nhiều khối OB với các dữ liệu khác nhau và chúng chỉ được gọi bởi hệ điều hành. Khối được CPU xử lý thường xuyên và theo chu kỳ là khối OB1, chương trình người dùng sẽ được chứa trong khối này. Còn các khối OB khác thì làm các nhiệm vụ khác như: Ngắt thời điểm, ngắt thời gian trễ, ngắt chu kỳ, ngất phần cứng, ngắt lỗi không đồng bộ, ngắt lỗi đồng bộ, khởi động.

Khối FC (Function Block): Khối chức năng FC giống như một chương trình con hoặc là một hàm (có thể truyền tham số). Có 128 khối FC trong CPU 314. Chương trình viết trong khối này không được vượt quá 8 Kbyte. Muốn chương trình có hiệu lực thì nó phải được gọi vào khối OB mà cụ thể đối với chương trình người dùng thì khối FC được gọi vào trong khối OB1.

Khối FB (Function Block): Khối FB là khối FC đặt biệt, có thể trao đổi một lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác. Dữ liệu được đặt trong một chương trình khác có tên khối dữ liệu tức thời (Instance Data Block). Có 128 khối FB trong CPU 314. Khi gọi một khối FB thì phải xác định số lượng khối DB được mở ra tự động.

Khối DB (Data Block) là khối dữ liệu lưu trữ dữ liệu người dùng. Dữ liệu trong mỗi khối DB không được vượt quá 8Kbyte. Có 128 khối FB trong CPU 314. Dữ liệu trong khối DB không bị mất đi khi khối được gọi. Có hai dạng khối dữ liệu là khối dữ liệu toàn cục (Global Data) và khối dữ liệu cục bộ (Instance Data).

  • Khối dữ liệu toàn cục chứa các thông tin có thể truy cập từ tất cả các khối Logic có trong chương trình.
  • Khối dữ liệu cục bộ được dùng bởi một FB. Dữ liệu trong mỗi khối DB chỉ dùng cho một FB. Tuy nhiên một khối FB có thể các khối DB khác nhau ở mỗi lần gọi. Nếu sửa đổi FB thì phải tạo mới DB một lần nữa.

CPU có hai thanh ghi khối dữ liệu DB và DI. Vì vậy, có thể mở hai khối DB cùng một lúc.

Các khối được liên kết với nhau bởi các lệnh gọi khối, chuyển khối và để có thể làm việc được thì phải được gọi vào trong khối OB1.

Khối SFC (System Functon): Chức năng hệ thống là một chức năng đặt biệt được tích hợp trong hệ điều hành của CPU S7 mà có thể được gọi giống như một chức năng FC vào trong chương trình người sử dụng khi cần thiết.

Khối SFB (System Functon Block): Khối chức năng hệ thống là một khối chức năng đặt biệt được tích hợp trong hệ điều hành của CPU S7 mà có thể được gọi giống như một khối chức năng FB vào trong chương trình người sử dụng khi cần thiết.

________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí “khóa học PLC” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về PLC.

Khóa học PLC S7 300

Khóa học PLC Mitsubishi

________________