Trong hầu hết các ngành công nghiệp, lò hơi – Boiler đều được sử dụng một cách rộng rãi. Tùy thuộc vào từng ngành, từng nhu cầu, điều kiện mà mức độ nhiệt và áp suất của nồi hơi khác nhau. Ví dụ như là:

  • Các công ty may mặc: Nồi hơi sẽ dùng để cung cấp nhiệt cho công đoạn giặt, là, ủi
  • Các công ty chế biến thực phẩm: Lò hơi sẽ được dùng để sấy khô thực phẩm
  • Các nhà máy sản xuất nước giải khát: Nồi hơi được dùng để đun sôi, khử trùng nước .

Nếu xử lý cáu cặn hợp lý bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm tới 5% chi phí nhiên liệu hàng năm của lò. Một ví dụ mà nhà máy đốt than cám indo thống kê được sau khi thực hiện giải pháp xử lý cáu cặn từ sự hỗ trợ của tập đoàn Kurita chúng tôi là chi phí nhiên liệu hàng năm là 10 tỷ đồng. Việc lãng phí 4,7% tương đương với 470.000.000 đồng/năm. Đó là chưa kể công suất sinh hơi cũng giảm theo, gây nên giảm áp suất hơi ở nhiều thời điểm, làm tăng tỷ lệ phế phẩm và giảm chất lượng sản phẩm.

Vậy cáu cặn là như thế nào?

Cáu cặn hiện diện trong nồi hơi, có hệ số trao đổi nhiệt rất thấp, như một lớp cách nhiệt gây cản trở quá trình truyền nhiệt để sinh hơi nước. Trong nhiều trường hợp khi công suất tiêu thu hơi gần sát với công suất thiết kế của nồi hơi, lớp cáu cặn gây giảm công suất của nồi hơi,gây hiện tượng áp suất hơi giảm ,ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm của Nhà Máy. Lớp cáu căn còn gây thất thoát nhiệt ra môi trường qua đường ống khí thải. Đồng thời gây ăn mòn dưới lớp cáu, làm cho ống nhanh bị thủng ,tốn chi phí và thời gian bảo dưỡng, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhà máy, nhất là trong giai đoạn cao điểm và nồi hơi bắt buộc phải ngưng hoạt động do sự cố.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, lò hơi công nghiệp thường bị lắng cặn. Theo thời gian lớp cáu cặn sẽ ngày càng dày gây tắc nghẽn đường ống. Điều này làm cho khả năng dẫn nhiệt kém, hiệu quả công việc theo đó mà cũng kém hiệu quả. Vậy tại sao lò hơi, nồi hơi lại xuất hiện cáu cặn? Tác hại và cách xử lý cáu cặn lò hơi như thế nào?

Nguyên nhân gây cáu cặn

Nguyên nhân đầu tiên gây ra cáu cặn bám vào thành lò hơi đó chính là việc vệ sinh lò hơi kém, không xử lý cáu cặn thường xuyên dẫn đến tình trạng cáu cặn kết dính vào thành lò hơi

Hầu hết cáu cặn trong nồi hơi hầu như bắt nguồn từ độ cứng của nước. Độ cứng này sẽ phản ứng trong môi trường nhiệt và tạo ra cáu cặn bám vào thành nồi hơi. Và đây là là một trong những nguyên nhân nước cứng không được sử dụng trong lò hơi, nồi hơi. Còn muốn sử dụng, người ta phải làm mềm nước cứng trước khi đun sôi để lấy hơi.

Một số loại cáu cặn phổ biến

  • Vật liệu thép : 15Kcal/m2.h/0C
  • CaSO4 : 1-2Kcal/m2.h/0C
  • CaSO3: 0.5-1Kcal/m2.h/0C
  • SiO3: 0.2-0.5Kcal/m2.h/0C
  • Cáu cặn có thể lẫn với bùn cặn không tan và sản phẩm ăn mòn

Trừ một số khu vực có nguồn nước chứa silica hàm lượng cao và không được qua xử lý, hoặc nồi hơi bị ăn mòn cáu cặn phổ biến là các muối Caxi và Magie. Những muối mà nhiệt độ cao chúng ít hoà tan hơn. Hoặc nguy hiểm nhất là sự hiện diện của  silica và có liên quan đến độ kiềm trong nước nồi hơi

Cáu carbonate thường xốp ,giòn dễ thành bột và sẽ sủi bọt khi ngâm chúng vào dung dịch axit.

Cáu sunlphate thường cứng hơn nhiều ,có tỷ trọng lớn hơn cặn carbonate. Cặn sunfat có cấu trúc chặt chẽ hơn ,không giòn và không dễ thành bột .Chúng không sủi bọt khi ngâm vào axit.

Cáu silica là cáu nguy hiểm nhất, rất khó để loại bỏ. Cáu này rất cứng, nhiệt cao gây ceramic hoá, cứng như sứ, không thấm nước. Cáu silica có tỷ trọng cao. Cáu giòn và khó bị nghiền thành bột. Nó không hoà tan trong dung dịch axit HCL và thường có màu nhạt.

Cáu sắt hay sản phẩm ăn mòn là chủ yếu có màu sậm tối. Cáu sắt trong nồi hơi thường có từ tính. Chúng hoà tan trong dung dịch axit nóng và cho màu nâu tối .

Lớp cáu chứa sắt (Do ăn mòn ) dày 3/64 inch hay 1.2mm gây thất thoát hay lãng phí nhiệt 4,7%

Tác hại của cáu cặn trong nồi hơi

  1. Thất thoát nhiệt: Đây là tác động trực tiếp và rõ nhất. Cáu cặn với hệ số trao đổi nhiệt thấp cản trở khả năng truyền nhiệt và sinh hơi nước .
  2. Ăn mòn dưới lớp cáu: Cáu cặn như cái bẫy ion Natri và gây ăn mòn dưới lớp cáu, gây thủng ống cục bộ.
  3. Quá nhiệt ống: ở khu vực có lớp cáu dày hay lớp cáu có hệ số trao đổi nhiệt thấp quá nhiệt cục bộ ống xảy ra và có thể gây ra các vết nứt. Ống vì thế nhanh bị hỏng và phải thay mới,
  4. Giảm năng suất của nồi hơi: Khả năng tiêu thụ hơi gần với công suất thiết kế của nồi hơi, cáu cặn gây giảm áp suất hơi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, năng suất của nhà máy sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, bên cạnh tăng tỷ lệ phế phẩm do không đủ nhiệt hấp hay sấy.
  5. Giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ở góc độ tài chính chúng ta có thể liệt kê các tác động dễ thấy như:
    • Chi phí bảo trì cao
    • Chi phí sửa chữa thay mới ống khi bị hỏng
    • Down time ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và lịch giao hàng
    • Tăng phế phẩm giảm phẩm cấp
    • Tăng chi phí để sinh ra 1 tấn hơi nước do hiệu suất trao đổi nhiệt giảm
      Nhiều trường hợp do cáu cặn mà chi phí nhiên liệu tăng đến 15-30% thậm chí hơn.