Tại sao phải triển khai làm bản vẽ shop drawing M&E, trong khi đã có bản vẽ thiết kế
- Là bản vẽ triển khai thi công hệ thống cơ điện, mà người vẽ cần thể hiện được:
- Định vị được vị trí cần lắp đặt: Cách mép tường bao nhiêu (Theo 2 phương x,y trên mặt bằng, xy trên mặt đứng
- Thể hiện được thông tin vật tư thiết bị cần lắp đặt như kích thước vật lý (Nhà cung cấp): WxDxH của Tủ điện
- Qui cách lắp đặt: như độ sâu chôn cáp điện, cao độ đế âm, ổ cắm
Cao độ lắp đặt như cao độ Ống gió, điều hòa âm trần nối ống gió (Tránh được va chạm với các hệ khác như chạm trần thạch cao, chạm ống PCCC, ống Cấp thoát nước)
Kỹ năng cần thiết để khai bản vẽ shop drawing M&E
- Chuẩn bị: Bản vẽ:
- Kiến trúc, kết cấu
- Bản thiết kế bộ môn cần triển khai
- Chuẩn bị tài liệu liêu quan đến vật tư thiết bị
- Catalogue vật tư thiêt bị liên quan đến dự án
- Spec vật tư thiêt bị liên quan đến dự án
- Kỹ năng xử dụng phần mềm Autocad, Revit MEP
- Kỹ năng sử dụng Excel (Đo bóc khối lượng
- Kỹ năng chuyên môn đọc hiểu bản vẽ, hiểu vật tư thiết bị cần lắp đặt.
- Nắm được tiêu chuẩn việt nam và quốc tế liên quan đến bộ môn mình cần triển khai bản vẽ shop drawing.
Các lỗi thường gặp khi triển khai shop drawing hệ thống cơ điện
- Không thể hiện được đúng kích thước vật lý của vật tư thiết bị cần triển khai lắp đặt tại công trường.
- Không thể hiện đủ thông tin của vật tư thiết bị cần lắp đặt
- Không thể hiện được DIM vị trí càn lắp đặt
- Trình bày bản vẽ, in ra kích thước Text Dim, nhỏ hơn tiêu chuẩn. Hoặc quá to so với tiêu chuẩn.
- Lắp đặt thiết bị không đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật:
Như đi chung dây điện và dây mạng trong cùng 1 ống
Khoảng cách an toàn Trạm biến áp không đủ.
Có thể bạn quan tâm: Khóa học Triển khai bản vẽ Shopdrawing M&E