Việc tính công suất lạnh từng phòng thường áp dụng 2 phương pháp là tính theo hệ số kinh nghiệm và bằng phần mềm tính tải lạnh (phổ biến là Heatload Daikin)
Nhưng không phải lúc nào cũng có đủ thời gian để tính toán công suất lạnh bằng phần mềm chính vì vậy ở một góc độ nào đó cho phép thì phương pháp tính toán theo hệ số kinh nghiệm lại tỏ ra hiệu quả vì nó đáp ứng được thời gian cần gấp để xử lý công việc
Các bước tính toán công suất cho máy lạnh trung tâm theo hệ số kinh nghiệm
Bước 1: Tính công suất lạnh từng phòng
Việc tính công suất lạnh từng phòng thường áp dụng 2 phương pháp là tính theo hệ số kinh nghiệm và bằng phần mềm tính tải lạnh (phổ biến là Heatload Daikin) và sẽ dựa vào mục đích sử dụng để xác định công suất lạnh tương đối chính xác. Các cách tính bằng kinh nghiệm hay phần mềm tính nhiệt đều cho ta ra kết quả nằm trong giới hạn của các tiêu chuẩn về điều hòa thông gió như : TCVN 5687 – 2010, tiêu chuẩn Ashare 2011…
Tùy theo từng mục đích sử dụng sẽ có các yếu tố cần lưu ý khác nhau như: ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, môi trường có mật độ người sử dụng cao, môi trường có nhiều thiết bị phát sinh nhiệt nóng, cửa mở ra vào thường xuyên, thời gian sử dụng…
Thí dụ như phòng có bếp thì nhiệt lượng cao cần tính bù tải lạnh, phòng khách thì tập trung các hoạt động của nhiều người nên tải nhiệt sẽ cao hơn phòng ngủ, hội trường hoặc nhà hàng tiệc cưới thì tập trung nhiều tải nhiệt trong thời gian ngắn nên cần phải tính dư một chút (khoảng 350w/m2).
Bước 2: Tính tải nhiệt cho công trình bằng hệ số kinh nghiệm
Tổng hợp việc tính công suất lạnh là một quá trình cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tế có thể tìm hiểu “cách tính công suất lạnh” cho một số không gian tính theo hệ số kinh nghiệm như sau :
Cách tính công suất lạnh sơ bộ theo hệ số kinh nghiệm cho 1 số không gian cụ thể theo thể tích.
Cách tính công suất máy lạnh cho hầu hết các mục đích sử dụng ta dựa vào các yếu tố diện tích, thể tích không gian cần làm lạnh. Ở đây, ta chỉ bàn về cách tính diện tính mặt bằng cơ bản theo thể tích mét khối. (V =Dài∗Rộng∗Cao) Sau đây là cách tính cho một số không gian có mục đích sử dụng phổ biến như: quán Cafe, máy lạnh cho gia đình, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc.
Trong trường hợp lúc sử dụng mà có yếu tố gây tổn thất một phần nhiệt lạnh như phòng có mặt ngoài bị chiếu nắng trực tiếp, có quạt hút thông gió, thông với phòng khác … Ta cộng thêm từ 0.3 ~ 0.5 Hp tùy mức độ nhiệt nóng làm tổn thất công suất lạnh.
Máy lạnh cho phòng gia đình:
Nếu là không gian chung như Phòng khách, Bếp + thêm 0.5 Hp
- Thể tích khoảng 40 m3 (khối) = 1.0 Hp
- Thể tích khoảng 60 m3 (khối) = 1.5 Hp
- Thể tích khoảng 80 m3 (khối) = 2.0 Hp
Máy lạnh cho quán cafe, nhà hàng:
Do đặc thù có lúc rất đông người, có quạt hút thông gió nên phải chọn công suất cho lúc mật độ tải cao nhất (nhiệt do người, thức ăn tỏa ra, thông gió bên ngoài vào)
- Thể tích khoản 30 m3 (khối) = 1.0 Hp
- Thể tích khoản 45 m3 (khối) = 1.5 Hp
- Thể tích khoản 60 m3 (khối) = 2.0 Hp
Máy lạnh cho Khách sạn:
Do đặc thù khách sạn khách thuê phòng ngắn hạn hoặc khách nước ngoài, họ thường yêu cầu máy phải làm lạnh nhanh từ khi vào phòng + thông gió. Ta tính công suất cao hơn phòng ngủ gia đình.
- Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
- Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
- Thể tích khoản 70 m3 (khối) = 2.0 Hp
Máy lạnh cho Văn phòng làm việc
Ta chọn chuẩn là văn phòng làm việc số lượng người ổn định có trang bị máy tính làm việc cho mỗi người, máy photo, máy fax, máy in… Nếu trường hợp ít người và số lượng máy thiết bị không nhiều, có thể tính như máy lạnh cho phòng khách gia đình.
- Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
- Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
- Thể tích khoản 70 m3 (khối) = 2.0 Hp
Lưu ý: khi chọn lựa thương hiệu: Panasonic, Daikin, Toshiba, Sharp, Mitsubishi, Hitachi, Sanyo, Nagakawa… thì có thể áp dụng mức chuẩn như trên. Còn khi chọn tất cả thương hiệu máy lạnh khác nên chọn công suất bù thêm một ít từ 5~10% để máy chạy bền và lạnh nhanh – sâu hơn.
Áp dụng cách tính dựa trên thông số BTU/m2 sàn:
Công năng sử dụng Công suất trung bình cần thiết cho 1 m2 sàn nhà:
- Phòng khách 700 – 900 BTU/m2
- Phòng ngủ 550 – 700 BTU/m2
- Phòng ăn 700 – 900 BTU/m2
- Phòng làm việc 500 – 700 BTU/m2
- Phòng họp 900 – 1200 BTU/m2
- Hội trường 1000 – 1200 BTU/m2
- Nhà hàng 700 – 1000 BTU/m2
- Phòng Karaoke 700 – 1200 BTU/m2
- Bệnh Viện 600 – 1000 BTU/m2
- Thư viện sách 800 – 1000 BTU/m2
- Thư viện máy PC 1000 – 1300 BTU/m2
- Phòng máy chủ (Server) 1000 – 1500 BTU/m2
Bạn đang gặp khó khăn trong công tác tính toán thiết kế hệ thống điều hòa và thông gió? Tham khảo ngay Khóa học Thiết kế hệ thống Điều hòa không khí tại VNK EDU