Điện chiếu sáng, ổ cắm

Bộ dụng cụ thi công cơ bản

Bộ dụng cụ thi công cơ bản

Bộ dụng cụ thi công cơ bản 2

Dụng cụ máy móc thi công ống

  • Bộ dụng cụ thi công ống PVC nổi trên trần, vách, kết cấu xây dựng gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, đèn laze, bật mực, dọi, máy khoan bê tông, máy bắn vít, dây nguồn, uốn ống, mũi bắt vít, mũi khoan 6, mũi khoan 8, cole 13, cole 17, cole 24, thang nhôm, giàn giáo, thước mét.
  • Bộ dụng cụ thi công ống PVC âm tường gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, bật mực, dọi, máy khoan bê tông, dây nguồn, uốn ống, mũi đục bê tông, mũi khoan 6, thang nhôm, giàn giáo, thước mét, búa, máy cắt gạch.
  • Bộ dụng cụ thi công ống PVC âm sàn gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, uốn ống, thước mét, búa, xà cầy, chổi sơn.
  • Bộ dụng cụ thi công ống PVC trong vách thạch cao gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, bật mực, dọi, máy khoan sắt, máy cắt sắt, dây nguồn, uốn ống, mũi doa, mũi bắt vít, thang nhôm, thước mét, búa, kéo cắt khung xương.
  • Bộ dụng cụ thi công ống PVC trong vách panel gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, bật mực, dọi, máy khoan sắt, máy dọc, dây nguồn, uốn ống, mũi doa, mũi bắt vít, thang nhôm, thước mét, mũi doa dẫn hướng, bình tra nước, búa.
  • Bộ dụng cụ thi công đế âm tường gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, nivo, dọi, máy khoan bê tông, mũi đục bê tông, dây nguồn, uốn ống, thước mét, thùng vữa, bay trát vữa, búa, bàn xoa, thước cán, xốp xoa.
  • Bộ dụng cụ thi công đế âm vách thạch cao gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, nivo, dọi, máy khoan sắt, mũi bắt vít, dây nguồn, uốn ống, thước mét, thùng đựng bột thạch cao, dao trát thạch cao, búa, kéo cắt khung xương.
  • Bộ dụng cụ thi công đế âm vách panel gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, nivo, dọi, máy khoan sắt, mũi bắt vít, dây nguồn, uốn ống, thước mét, máy dọc bình tra nước.
  • Bộ dụng cụ thi công đế nổi trên vách xây dựng gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, tuốc nơ vít, nivo, máy khoan bê tông.
  • Bộ dụng cụ thi công đế nổi trên vách panel gồm có như sau:
    Túi đựng đồ , tuốc nơ vít, nivo, máy bắt vít, mũi bắt vít.
  • Bộ dụng cụ thi công ống thép gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm điện, tuốc nơ vít, bật mực, dọi, đèn laze, máy khoan sắt, máy cắt sắt, khoan bê tông, mũi khoan bê tông, dây nguồn, uốn ống thép, mũi bắt vít, thang nhôm, thước mét.máy tiện ren, cole 13,17, búa đinh.
  • Bộ dụng cụ thi công kéo dây gồm có như sau:
    Dây mồi, dao dọc giấy, kéo, kìm cắt, kìm điện, bút bi,băng dính giấy, băng điện.
  • Bộ dụng cụ lắp đặt thiết bị trên trần thạch cao gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, Dao dọc giấy, cưa sắt, kìm điện, kìm cắt, kìm ép cos, tuốc nơ vít, băng dính điện.
  • Bộ dụng cụ lắp đặt thiết bị trên trần vách xây gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, dao rọc giấy, cưa sắt, kìm điện, kìm cắt, kìm ép cos, tuốc nơ vít, búa đinh, máy khoan bê tông, mũi khoan bê tông, băng dính điện, cờ lê 13.
  • Bộ dụng cụ lắp tủ trung tâm, tủ trung gian gồm có như sau:
    Túi đựng đồ, kìm điện, kìm chết, búa đinh, máy khoan bê tông, máy khoan sắt, tuốc nơ vít, nivo, bút dấu, mũi bắt vít, mũi khoan bê tông.

Lắp đặt ống

Giới thiệu sơ lược về ống PVC

Ống pvc có đặc tính mềm dẻo dễ uốn chịu nhiệt tốt và chịu được trong môi trường axit. Ống PVC thi công trực tiếp lắp đặt trong bê tông hoặc trong các lớp vữa trát của xây dựng và có thể thi công nổi trên bề mặt của các lớp kết cấu của công trình.

Ống PVC có:

  • Ưu điểm:
    • Giá thành rẻ .
    • Tính chất bảo vệ dây điện không bị côn trùng cắn phá và tăng cách điện tốt.
    • Tính chất bảo vệ ăn mòn do hóa chất ,axit tốt.
    • Tính chất chịu nhiệt tốt.
    • Tính chất chịu uốn tốt.
    • Thi công đa hình dạng tốt.
  • Nhược điểm:
    • Độ bền theo thời gian không cao.

Bảng chi tiết thông số ống và phụ kiện

Bảng chi tiết thông số ống và phụ kiện

Bảng kê chi tiết thông số Phụ kiện ống

Bảng kê chi tiết thông số Phụ kiện ống  

Hình ảnh mô tả

Giới thiệu ống thép

– Ống thép có đặc tính rất cứng và không bị rỉ (nếu không bị cắt) nhưng trong môi trường kiềm hay axit sẽ bị ăn mòn nhanh, tính chất chịu nhiệt chịu lực cao.

– Ống thép có thể thi công nổi trên bề mặt của các kết cấu của công trình hoặc là trong bê tông hoặc các đoạn băng qua đường có tính chịu lực cao.

Ống thép có:

  • Ưu điểm:
    • Độ bền chịu lực,chịu nhiệt cao .
    • Thi công đạt độ thẩm mỹ cao.
    • Đảm bảo an toàn hơn trong việc cung cấp điện.
  • Nhược điểm:
    • Giá thành rất cao.
    • Tính chất chống ăn mòn do hóa chất kém.
    • Thi công rất khó, nặng, khó uốn ….

Hình ảnh mô tả

Công tác chuẩn bị

Khảo sát thực tế công trường,phối hợp với bản vẽ thi công lên phương án thi công thực tế.

Phương án thi công gồm có các vấn đề  sau:

  • Chuẩn bị đồ bảo hộ an toàn
    (Xem mục giới thiệu công tác chuẩn bị dụng cụ an toàn khi thi công)
  • Chuẩn bị dụng cụ thi công
    (Xem mục giới thiệu công tác chuẩn bị dụng cụ khi thi công)
  • Chuẩn bị bản vẽ
    Chuẩn bị bản vẽ thi công và bản vẽ chi  tiết lắp đặt.
  • Chuẩn bị vật tư thi công
    Công tác này sẽ phải thực hiện từ trước và khi nhận được bản vẽ thi công thực tế chúng ta phải bóc khối lượng và nên tham khảo catalog để biết chi tiết phụ kiện và lên được số lượng phụ kiện chính xác.
    Thi công ống thì thường sẽ chuẩn bị vật tư như ống PVC, nối ống PVC (nối trơn), nối ren PVC (conector), hộp box, kẹp ống (càng cua), vít nở nhựa…keo, dây mồi, băng dính…
  • Chuẩn bị số lượng nhân công:
    Nghiên cứu mặt bằng thi công thực tế,khối lượng công việc thực tế. Lên khối lượng công nhân phù hợp nhất tránh lãng phí nhân lực.  

 Phương pháp thi công

Thi công ống PVC âm sàn bê tông

Công tác chuẩn bị

Khảo sát thực tế công trường,phối hợp với bản vẽ thi công lên phương án thi công thực tế.

Phương án thi công gồm có các vấn đề sau:

  • Chuẩn bị đồ bảo hộ an toàn:
    (Xem mục 1 giới thiệu công tác chuẩn bị dụng cụ an toàn khi thi công)
  • Chuẩn bị dụng cụ thi công:
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, uốn ống,  thước mét, búa, xà cầy, chổi sơn, xà cầy
  • Chuẩn bị bản vẽ:
    Chuẩn bị bản vẽ thi công và bản vẽ chi  tiết lắp đặt. Bản vẽ đã được phê duyệt.
  • Chuẩn bị vật tư thi công:
    Công tác này sẽ phải thực hiện từ trước và khi nhận được bản vẽ thi công thực tế chúng ta phải bóc khối lượng và nên tham khảo catalog để biết chi tiết phụ kiện và lên được số lượng phụ kiện chính xác.
  • Chuẩn bị số lượng nhân công:
    Nghiên cứu mặt bằng thi công thực tế,khối lượng công việc thực tế. Lên khối lượng công nhân phù hợp nhất tránh lãng phí nhân lực.

Công tác thi công

  • Đọc bản vẽ định tuyến đi ống và đánh dấu.
  • Dải ống theo vị trí đã đánh dấu. (cố định ống bằng dây thép 1mm)
  • Kéo dây mồi.
  • Tra keo cho mối nối ống,có thể phải quấn băng dính mối nối.
  • Bịt đầu ống bằng cách quấn băng dính, công tác này bảo vệ ống không bị tắc.Tại các vị trí box chờ thì phải nhét xốp và quấn băng dính,phun sơn mầu đánh dấu.
  • Kiểm tra và tiến hành nghiệm thu ống.

Chú ý:

  • Không thi công ống âm sàn có quá 3 lần uốn góc.
  • Không buộc ống vào thép chính.
  • Các ống thi công song song cách nhau từ 5cm trở lên.
  • Thi công đặt ống giữa hai lớp thép.
  • Hai đầu của măng sông nối phải buộc dây thép.
  • Sau khi đổ bê tông xong cần thông ống để kiểm tra ống có bị tắc không bằng cách bơm khí bằng máy nén khí vào ống để thông tắc.
  • Phải giám sát khi đổ bê tông.
  • Đánh dấu bắng sơn các vị trí box chờ.
  • Không thi công ống mềm dưới sàn bê tông.

Thi công ống âm tường

Công tác chuẩn bị:

Khảo sát thực tế công trường ,phối hợp với bản vẽ thi công lên phương án thi công thực tế.

Phương án thi công gồm có các vấn đề  sau:

  • Chuẩn bị đồ bảo hộ an toàn
    (Xem mục 1 giới thiệu công tác chuẩn bị dụng cụ an toàn khi thi công)
  • Chuẩn bị dụng cụ thi công
    Túi đựng đồ, kìm cắt ống, cưa sắt, dao dọc giấy, kìm điện, tuốc nơ vít, Uốn Ống, thước mét, búa, đục, chổi sơn, máy khoan bê tông, máy cắt. quả rọi, máy laze, bút dấu, thước nhôm 3 m.
  • Chuẩn bị bản vẽ
    Chuẩn bị bản vẽ thi công và bản vẽ chi  tiết lắp đặt. bản vẽ đã được phê duyệt.
  • Chuẩn bị vật tư thi công
    Công tác này sẽ phải thực hiện từ trước và khi nhận được bản vẽ thi công thực tế chúng ta phải bóc khối lượng và nên tham khảo catalog để biết chi tiết phụ kiện và lên được số lượng phụ kiện chính xác.

Công tác thi công

  • Đọc bản vẽ đo kích thước tâm của dọc tuyến ống, kẻ vạch dấu cho tuyến ống và đánh dấu vị trí tâm đế.
  • Dùng máy cắt gạch cắt theo đường kẻ vạch.
  • Dùng máy đục bê tông đục phần đã cắt sao cho độ sâu, rộng của rãnh lớn hơn hoặc bằng 2 lần đường kính của ống,đục vị trí lắp đế âm.
  • Dùng vít cố định ống vào đường rãnh vừa đục.

Chú ý:

  • Nếu có từ 2 ống trở lên thì phải dùng lưới bọc lại rồi mới trát vữa hoàn thiện.
  • Dùng xi măng tinh cố định đế và căn chỉnh cho đế.
  • Kết nối ống và đế âm.
  • Trát vữa hoàn thiện lại mặt bằng.
  • Kiểm tra và tiến hành nghiệm thu ống.

Thi công ống trong vách thạch cao

(Xem mục 1.4 bộ dụng cụ thi công)

  • Đọc bản vẽ đo kích thước tâm của dọc tuyến ống, kẻ vạch dấu cho tuyến ống lên xương vách.
  • Dùng máy doa để doa lỗ mở trên xương vách để đi ống qua.
  • Thi công lắp kẹp cho ống.
  • Thi công lắp ống.
  • Kéo dây mồi vào trong ống.
  • Gắn keo các mối nối ống.
  • Gia cố các điểm ống có nguy cơ bị cong hay bị máy bắn vít khoan phải.
  • Lắp giá đỡ cho đế âm và lắp đế âm.
  • Khi vách lắp lớp 2 đến vị trí đế âm hay đầu ra của ống thì cần phải đánh dấu và cắt lỗ mở.

Chú ý:

  • Không thi công ống bị uốn góc quá 3 góc.
  • Không thi công ống mềm pvc trong vách.
  • Kiểm tra và tiến hành nghiệm thu ống.

Thi công ống PVC trong vách panel (phòng sạch)

(Xem mục 1.5 bộ dụng cụ thi công)

  • Đọc bản vẽ xác định chính xác điểm ra ống và vị trí tâm đế âm.
  • Dùng máy doa, doa lỗ mở trên đỉnh của vách lỗ mở vừa đủ với ống cần thi công.
  • Dùng máy doa dẫn hướng doa phần lớp xốp trong vách panel,tốc độ doa chậm để tránh cháy xốp trong vách và lệch tâm.
  • Cắt lỗ mở để lắp đế diện tích lỗ mở của đế rộng hơn diện tích của đế 0,5mm2.

Chú ý:

  • Cắt vách không được làm xước vách hay cháy sơn nên khi doa tâm đế cần tra nước không gây nóng cho điểm cắt. Sau đó dùng máy dọc để xẻ mép đế.
  • Thi công luồn ống theo đường ống đã mở.
  • Kết nối ống và đế .
  • Kiểm tra và tiến hành nghiệm thu ống.

Thi công ống nổi trên trần, tường, kết cấu công trình

(Xem mục 1.1 bộ dụng cụ thi công)

  • Đọc bản vẽ xác định tuyến ống, đánh dấu vị trí khoan bắt kẹp.
  • Nghiệm thu dấu đã marking.
  • Yêu cầu trước và sau mối nối cách mối nối 25cm phải có kẹp.
  • Trước mối nối ống với hộp box phải kẹp ống.
  • Khoảng cách giữa các kẹp là 1,2m.
  • Khoan lắp kẹp phù hợp với ống thi công.
  • Lắp ống,kéo dây mồi.
  • Yêu cầu trên tuyến ống dài 15m-20m phải có hộp box trung gian.
  • Trên trần thạch cao thì uốn ống góc 450.
  • Trên vách tường hay trần nổi hay kết cấu thì các góc cua phải dùng cút góc có nắp mở.
  • Kiểm tra và tiến hành nghiệm thu ống.

Thi công ống thép treo trên trần và kết cấu phẳng

(Xem mục 1.10 bộ dụng cụ thi công)

  • Chế tạo các giá đỡ ống hình đoạn thẳng có chiều dài tương ứng số ống khoảng cách giữa các ống là 2cm. Công tác này chuẩn bị trước và phải sơn chống gỉ.
  • Đọc bản vẽ định tuyến ống và đánh dấu.
  • Khoan đóng nở đạn.
  • Lắp tiren treo giá đỡ.
  • Lắp ống các đoạn thẳng của tuyến, căn chỉnh tuyến ống.
  • Đo và cắt các đoạn bẻ góc của ống, công tác này là hoàn thiện ống vì các chi tiết này phải tiện ren hoặc uốn góc .
  • Lắp hoàn thiện hệ thống ống.
  • Kiểm tra và nghiệm thu ống.

Thi công ống thép trên kết cấu đứng và vách

  • Chế tạo các giá đỡ ống hình góc vuông (xem chi tiết giá đỡ) giá tiếp xúc với tường cần tối thiểu 2 buloong, giá đỡ ống có chiều dài tương ứng số ống khoảng cách giữa các ống là 2cm. Công tác này chuẩn bị trước và phải sơn chống gỉ.
  • Đọc bản vẽ định tuyến ống và đánh dấu vị trí khoan giá.
  • Khoan đóng nở rút.
  • Lắp giá đỡ.
  • Lắp ống các đoạn thẳng của tuyến, căn chỉnh tuyến ống.
  • Đo và cắt các đoạn bẻ góc của ống, công tác này là hoàn thiện ống vì các chi tiết này phải tiện ren hoặc uốn góc .
  • Lắp hoàn thiện hệ thống ống.
  • Kiểm tra và nghiệm thu ống.

Thi công lắp đặt đế ổ cắm, công tắc âm tường

Bước 1:

Lấy dấu, dùng máy bắn tia laze, hoắc ống cân nước để đánh thăng bằng cost. Sau đó dùng thước thủy kẻ hình chữ thập. Nếu lắp 1 đế lấy dấu 1 hình chữ thập, nếu lắp 2 đế phải kẽ 2 hình chữ thập. Trường hợp đế công tắc và đế ổ cắm cùng trên đường thẳng trên và dưới thì phải rọi cho 2 đế thẳng nhau.

Bước 2:

Đục khu vực chôn đế căn sao cho chiều sâu và chiều rộng đủ lắp đế. Đục xong phải phun nước vào lỗ đế nếu tường khô. Dùng hồ pha tỉ lệ 1xi 3 cát. Chôn đế phần trong, dùng bay phết hồ vào trong lỗ. Sau đó, tay đẩy đế vào lỗ đục căn tâm đế với dấu đã vạch chiều đứng và chiều ngang. Sau đó, bỏ tay ra lấy thước thẳng căn tâm đế và đường chữ thập đã trùng nhau chưa? Thao tác lúc này cần phải nhanh và chính xác trước khi hồ chưa khô.

Định vị xong ta trát tiếp cho gần kín đế (để lõm phần hồ ngoài cùng đế). Tiếp theo, dùng pha hồ tỉ lệ 1 xi 5 cát (theo tỉ lệ hồ đã chát bên xây dựng). Lúc này, ta trát kín đầy xung quanh đế. Sau đó, dùng thước cán phẳng theo mặt bằng tường, dùng bàn xoa, xoa kín các giáp mối nối. Lỗ tiếp theo dùng miếng xốp xoa phẳng nhẵn xung quanh đế. Với những đế đôi ta làm tương tự, nhưng trước khi chôn ta phải khoan lỗ bên hông đế và nối 2 đế với nhau bằng ống pvc, khoảng cách tối thiểu 2 đế là 20mm.

 Bước 3:

Kiểm tra lại bằng mắt và thước, dọn vệ sinh trong đế và khu vực làm việc.

Lưu ý: Phải dùng đúng tỉ lệ trộn  hồ sẽ đảm bảo độ cứng của đế và không bị nứt sau khi lắp xong, đế lắp yêu cầu phải thẳng chiều đứng và chiều ngang, không bị vênh, nghiêng.

              *  Hình ảnh minh họa:

Bước 4:

Tiến hành nghiệm thu bàn giao.

Thi công đế âm vách thạch cao

(Xem mục 1.7 bộ dụng cụ thi công)

  • Đọc bản vẽ đo tâm của đế, đánh dấu lên vách.
  • Cắt thạch cao, lắp giá đỡ đế âm.
  • Kết nối ống và đế,lắp đế âm.
  • Dùng bột thạch cao bả lại các mép đế bị vỡ.
  • Dọn vệ sinh.
  • Nghiệm thu đế âm.

Thi công đế âm vách panel

(Xem mục 1.8 bộ dụng cụ thi công)

  • Đọc bản vẽ đo tâm của đế, đánh dấu lên vách.
    (chú ý bút dấu phải xóa được)
  • Dùng máy doa, doa lỗ mở tâm đế.
  • Dùng máy dọc cắt vách theo hình đã đánh dấu.
  • Lắp giá đỡ đế.
  • Kết nối ống và đế,lắp đế âm.
  • Dọn vệ sinh.
  • Nghiệm thu đế âm.

Thi công đế nổi vách xây dựng

(Xem mục 1.9 bộ dụng cụ thi công)

  • Đọc bản vẽ đo tâm của đế, đánh dấu vị trí khoan lên vách.
  • Dùng khoan bê tông khoan bắt vít cho đế.
  • Lắp đế.
  • Kết nối ống với đế.
  • Dọn vệ sinh.
  • Nghiệm thu đế âm.

Thi công đế nổi vách thạch cao, vách panel

(Xem mục 1.8 bộ dụng cụ thi công)

  • Đọc bản vẽ đo tâm của đế, đánh dấu vị trí khoan lên vách.
  • Dùng khoan sắt khoan bắt vít cho đế.
  • Lắp đế.
  • Kết nối ống với đế.
  • Dọn vệ sinh.
  • Nghiệm thu đế âm.

Thi công ống âm sàn

  • Đọc bản vẽ định tuyến đi ống và đánh dấu.
  • Dải ống theo vị trí đã đánh dấu.
  • Kéo dây mồi.
  • Tra keo cho mối nối ống,có thể phải quấn băng dính mối nối.
  • Bịt đầu ống bằng cách quấn băng dính, công tác này bảo vệ ống không bị tắc.Tại các vị trí box chờ thì phải nhét xốp và quấn băng dính,phun sơn màu đánh dấu.
  • Kiểm tra và tiến hành nghiệm thu ống.

Chú ý:

  • Không thi công ống âm sàn có quá 3 lần uốn góc .
  • Không buộc ống vào thép chính.
  • Các ống thi công song song cách nhau từ 5cm trở lên.
  • Thi công đặt ống giữa hai lớp thép.
  • Hai đầu của măng sông nối phải buộc dây thép.
  • Sau khi đổ bê tông xong cần thông ống để kiểm tra ống có bị tắc không bằng cách bơm nước vào ống để thông tắc.
  • Phải giám sát khi đổ bê tông.
  • Đánh dấu bằng sơn các vị trí box chờ.
  • Không thi công ống mềm dưới sàn bê tông.

Kéo dây

Sơ lược về các loại dây

Dây dẫn điện có 2 loại vật liệu chính là đồng và nhôm. Nhiều trường hợp đặc biệt dùng vật liệu vàng. Dây dẫn điện rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ dây. Dây thường được bọc 1 hoặc nhiều lớp cách điện.

Công tác chuẩn bị

  • Chuẩn bị bản vẽ: kiểm tra bản vẽ trước khi thi công là bản vẽ đã phê duyệt. Kiểm tra bản vẽ so với mặt bằng thi công xem có vấn đề gì không phù hợp để kịp thời đề xuất đưa ra phương án xử lý.
  • Chuẩn bị mặt bằng: kiểm tra mặt bằng thi công xem mặt bằng có sẵn sàng thi công được không? Có nhà thầu khác thi công cùng không? Khu vực thi công có đảm bảo an toàn không? Nguồn điện  và ánh sáng thi công, ống có bịt do cát, đất lấp đầu ống không.
  • Chuẩn bị nhân lực thi công: dựa vào khối lượng thi công và địa hình thi công để bố trí số lượng công nhân phù hợp.Yêu cầu công nhân kéo dây phải có hiểu biết về kỹ thuật sơ đồ nguyên lý hệ thống điện mình kéo. Phân công công việc cho tổ, nhóm.
  • Chuẩn bị vật tư: chuẩn bị vật tư theo số lượng đã bóc tách, vật tư phụ, vật tư tiêu hao. Kiểm tra chất lượng sơ bộ vật tư trước khi mang đi thi công.
  • Chuẩn bị máy móc, dụng cụ thi công.
  • Kìm điện, kìm cắt, bút dấu, băng keo giấy, dây mồi, dây thít.
  • Chuẩn bị an toàn
    ( Xem mục A.1 chuẩn bị an toàn)

Phương pháp thi công

  • Xác định ống dẫn từ trung tâm đến các vị trí ổ cắm.
  • Nối dây mồi với dây điện bằng cách tước bỏ nắp vỏ pvc luồn lõi dây đồng vào lỗ dây mồi rồi xoắn lại, sau đó quấn băng keo, khi kéo nhiều dây phải xếp so le dây để dễ kéo qua các góc cua.
  • Khi kéo phải lấy đầu dây bên trong cuộn dây để kéo để tránh không bị rối dây.
  • Khi kéo dây ít nhất phải có hai người, khi kéo phải đều tay không được kéo đột ngột.
  • Để chờ đầu dây 25cm và quấn băng dính ghi rõ tên lộ.
  • Nghiệm thu và đo test kiểm tra lộ.

Xử lý tình huống thường gặp khi kéo dây:

  •  Ống bị tắc + hồ rơi trong ống: dùng dây mồi đẩy ra, dùng máy nén khí thổi, dùng nước đổ vào kết hợp với dây mồi sọc vào làm cho hồ tan ra. Nếu tất cả các biện pháp đều không được, ta định hướng vị trí ống đi và dùng dây mồi sọc vào rồi đo khoảng cách xác định vị trí rồi đục ra xử lý. Khi xử lý xong ta nối ống lại bằng cách dùng đường kính ống lớn hơn nối vào.
  • Dây đang kéo bị tắc không kéo tiếp được: mắc măng sông xử lý kéo tụt dây lại rồi kéo tiếp. Mắc điểm góc cua thứ nhất hoặc thứ hai, xử lý kéo tụt dây lại và kéo tiếp. Rút dây ra khỏi ống sắp xếp lại dây quấn băng keo và sau kéo tiếp.
  •  Dây đang kéo thì bị tụt dây mồi: do quấn băng keo không chặt. Chụm đầu dây bằng nhau, kéo giật từng chụm, xử lý quấn băng keo chặt (băng keo phải dai, chất dính tốt) xếp dây so le và phải có dây đồng móc vào đuôi dây mồi.

Lắp ổ cắm, công tắc

Sơ lược về các loại thiết bị ổ cắm, công tắc

Ổ cắm

  • Mục đích của ổ cắm là cung cấp nguồn cho các thiết bị như: quạt, nồi cơm điện, ti vi, loa, đài v v.
  • Ưu điểm của ổ cắm: dễ sử dụng, linh hoạt, đa dạng như: ổ cố định và di động, ổ cắm 1pha, ổ cắm 3 pha, ổ cắm thường và ổ cắm công nghiệp, do đó ổ cắm được sử dụng rộng rãi như nhà ở, văn phòng, nhà máy.

Cách lắp đặt ổ cắm

Bước 1:

Cắt dây đủ để đấu trong ổ cắm, tước bỏ phần vỏ thường 10mm (tùy vào từng loại ổ cắm để ta cắt độ dài ngắn khác nhau)

Bước 2:

Cho dây vào trong lỗ ổ cắm dùng tô vít xiết chặt lại, với những ổ cắm tự kẹp giữ dây, ta chỉ cần cho dây vàotrong lỗ là được.

Lưu ý: dây cho vào lỗ ổ cắm phải đúng vị trí.

Ví dụ: dây đỏ cho vào lỗ tay trái có ký hiệu chữ “L” dây đen cho vào lỗ tay phải có ký hiệu chữ “N” và dây vàng xanh (dây tiếp đất an toàn) cho vào lỗ giữa ký hiệu chữ “E”, mỗi lỗ chỉ tối đa cho được 2 đầu dây vào, nếu nhiều dây ta phải nối chụp toàn bộ lại và cho 1 đầu dây vào ổ cắm.

Bước 3:

Khi đấu xong ta lắp ổ cắm vào đế, căn chỉnh cho ổ cắm ngay ngắn, dọn vệ sinh.

Test kiểm tra, nghiệm thu bàn giao.   

Công tắc

Công tắc là thiết bị đóng cắt cho các thiết bị có công suất nhỏ. Thường là dưới 500W và bắt cố định như đèn, quạt. Ưu điểm nổi bật của công tắc là dễ sử dụng giá thành rẻ, đa dạng chủng loại, công tắc bật lên xuống, công tắc xoay, công tắc nhấn, công tắc hành trình, công tắc 3 chân (công tắc bật tắt 2 nơi thường dùng cho công tắc cầu thang), công tắc 4 chân (công tắc bình nóng lạnh, công tắc điều khiển 3 nơi)

Lắp đặt công tắc:

Bước 1:

Xác định vị trí lắp đặt, xác định số lượng hạt công tắc để đưa cách đấu phù hợp, kiểm tra dây.

Bước 2:

Sắp xếp dây gọn theo cùng hướng, gom toàn bộ dây trung tính đấu chung với nhau.

Cắt dây vừa đủ đấu công tắc trong ổ. Dùng kìm tước bỏ phần vỏ bọc dây pvc. Tước chiều dài vừa đủ so với chiều sâu lỗ công tắc. Sau đó, đẩy dây vào lỗ công tắc dùng vít xiết chặt lại. Với những ổ công tắc có nhiều hạt trong một ổ, ta cần cấp nguồn từ công hạt công tắc này sang hạt công tắc kia. Khi đấu xong, dây lắp công tắc vào đế xiết chặt vít giữa ổ với đế đậy nắp mặt nạ lại.

Bước 3:

Khi đấu xong phải kiểm tra căn chỉnh cho mặt công tắc cho thẳng, chặt, sau đó đo cách điện, test thử tải, vệ sinh, nghiệm thu bàn giao.

Lưu ý: pha đấu qua công tắc là dây pha. Với những hạt công tắc có nhiều dây ta phải đấu gom tất cả các dây lại với nhau và chỉ dẫn 1 dây vào công tắc.

Chúc các bạn thanh công !

Có thể bạn quan tâm: Khóa học Kỹ thuật thi công hệ thống cơ điện