Phần bảo hộ lao động

Giầy bảo hộ, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ, dây an toàn, kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang.

Kỹ thuật thi công

Điện động lực

Lắp đặt thang máng cáp

Sơ lược về thang máng cáp:

Thang cáp là một thiết bị quan trọng để chứa cáp điện, nó có cấu tạo như một chiếc thang gồm rất nhiều bậc thang được đan với nhau. Thang cáp được sử dụng cho trục đứng và các loại cáp có kích thước lớn, trạm biến áp… của công trình.

Cũng giống như thang cáp, máng cáp cũng dùng để chứa cáp điện. Nó cấu tạo như những cái máng, kín 4 mặt và không có bậc thang.  Máng cáp được sử dụng chủ yếu trong nhà  để chứa những loại cáp nhỏ có lớp cách điện dễ bị tổn hại.

Thang, máng cáp thường chia ra làm 2 loại: Một loại là sơn tĩnh điện dùng trong nhà và một loại là mạ kẽm dùng ở ngoài trời.

Công tác chuẩn bị :

  • Chuẩn bị bản vẽ và khảo sát mặt bằng: Đây là một bước rất quan trọng trong công tác chuẩn bị. Việc này cần thực hiện từtrước để chủ động trong công việc.
  • Dụng cụ thi công:  Máy khoan bê tông, máy cắt sắt, thang, giàn giáo, dây an toàn, máy bắn laser, kìm chết, kìm điện, dây nguồn, thước mét,  cờ lê và các đồ bảo hộ cá nhân

  • Vật tư: 
    • Vật tư chính :  Thang, máng, phụ kiện thang máng.
    • Vật tư phụ:   Ty ren, giá đỡ, vít nở …. ty ren, vít nở, giá đỡ …. ( vật tư chính vật tư phụ) Thay ảnh U,V

Phương pháp thi công:

Sau khi chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt giàn giáo và bảo hộ cá nhân đầy đủ ta bắt đầu thực hiện công việc theo các bước sau:

+ Gia công giá đỡ: lựa chọn loại giá đỡ phù hợp (u hay v), thống nhất kích cỡ tiêu chuẩn của giá đỡ theo bảng sau:

Sau khi lựa chon xong loại vật tư phù hợp ta bắt đầu dùng máy cắt, khoan sắt, máy hàn  để gia công từng chiếc giá đỡ. Lưu ý phải sơn chống rỉ lên giá đỡ ( đối với U,V không mạ) và phải được phơi khô trước khi sử dụng.

+ Lấy dấu: Lấy dấu nhằm mục đích đảm bảo cho hệ thống thang máng được thẳng, đúng độ cao yêu cầu của bản vẽ. Phát hiện ra những vị trí khó khăn để đề ra phương án thi công ,đồng thời đảm bảo cho công tác thi công được nhanh hơn, chuyên  nghiệp hơn.

Đọc kỹ bản vẽ xem vị trí thang cần lắp nằm ở vị trí nào sau đó dùng máy bắn laser, dây cước, bật mực, rọi, thước mét và bút dấu để xác định điểm cần bắn ty ren treo giá đỡ. Chú ý công tác lấy dấu phải dựa trên một mặt bằng tiêu chuẩn của công trình thường là ta dựa theo tâm cột bê tông và cốt sàn xây dựng.

+ Treo giá đỡ: Sau khi đã lấy dấu xong ta bắt đầu khoan lỗ để bắt ty ren . Chú ý mũi khoan phải sâu bằng chiều dài của nở và khi đóng nở vào cần phải đóng cho đầu đạn nở ra thì mới đủ chắc chắn. Sau khi treo xong ty ren ta đưa giá đỡ lên,và chú ý phải  dùng đầy tủ long đen và ê cu( dùng 2 ecu, 1 long đen  để công cho từng điểm)

+ Treo thang, máng:

Vì thang máng là loại vật tư rất dài ( 2.5m/ 1 cây) ,rất nặng  và cồng kềnh nên việc lắp đặt phải hết sức cẩn thận. Thứ nhất dàn giáo phải đủ số lượng và độ cao. Thứ 2 số lượng người phải đủ để đưa được thang máng lên giá. Thứ 3 đối với thang máng lớn từ  W1000 trở lên thì phải dùng dây thừng buộc để kéo lên. Thứ 4 phải căng dây cảnh báo khu vực làm việc.

Đưa từng cây thang, máng lên giá đỡ và ghép nối chúng lại bằng bu lông, đai ốc và dây tiếp địa. Để đảm bảo cho thang máng được chắc chắn thì ta cần bắt bắt bu lông kết nối thang máng với giá đỡ . Đối với máng ta bắt trực tiếp vào giá đỡ còn đối với thang thì dùng kẹp Z.

Sau khi treo thang máng xong ta phải dùng  thước mét, máy laser để căng chỉnh lại thang máng.

+ Yêu cầu chung: Thang máng sau khi lắp đặt phải thẳng, đúng cao độ, chắc chắn, không trấy sước, không được chạm vào các thiết bị như ống nước, ống gió …

*  Hình ảnh minh họa:

Có thể bạn quan tâm: Khóa học Kỹ thuật thi công hệ thống cơ điện