Bản vẽ shopdrawing là gì ? 

Bản vẽ shop drawing là một bản vẽ dành cho thi công ngoài hiện trường, một phần vô cùng quan trọng, nếu như sai sẽ phải trả giá rất đắt (buộc phải phá đi làm lại). Shopdrawing có nghĩa là triển khai bản vẽ thi công, mọi công việc nào đều phải có bản vẽ shop drawing. Ví dụ như bản vẽ shop drawing thép, bản vẽ shopdrawing xây, bản vẽ shopdrawing đào đất, bản vẽ shodrawing điện nước,….

Nói một cách ngắn gọn công tác shopdrawing chính là công tác biến bản vẽ thiết kế trở thành bản vẽ thi công. Để đưa cho anh em kĩ sư và tổ đội nhìn vào bản vẽ có thể thi công được.

shop-drawing-he-thong-dien-chi-tiet-lap-dat-tba

Các loại bản vẽ chính trong xây dựng

Trong thiết kế và luật xây dựng thì người ta thường sẽ nhắc đến các thuật ngữ:

  • Bản vẽ thiết kế sơ bộ
  • Bản vẽ thiết kế cơ sở
  • Bản vẽ thiết kế kỹ thuật
  • Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công
  • Các loại bản vẽ trên định nghĩa trong Luật xây dựng: số 50/2014/QH13

Tính quan trọng của bản vẽ Shopdrawing trên autocad

Bản vẽ shopdrawing được triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ thiết kế cơ sở (basic design trên autocad). Vì vậy so với bản vẽ basis design thì shopdrawing đầy đủ hơn và đủ điều kiện để thi công. Shodrawing là một phần trong hợp đồng thi công của các nhà thầu. Nó là cơ sở để thi công, kiểm tra nghiệm thu và triển khai bản vẽ hoàn công. Bản vẽ shop thể hiện độ chính xác, thông số kỹ thuật, kích thước, khối lượng…

Vì nó là cơ sở để thi công và thanh toán nên khi triển khai cần phải chú ý tới độ chính xác . phải vẽ đúng tỷ lệ, đúng kích thước đối tượng.

Tuân thủ mọi quy định của bản vẽ kỹ thuật

Bạn không thể vẽ ra một bản vẽ mà chỉ có mình bạn mới hiểu. Bạn phải vẽ cho tất cả mọi người cùng hiểu mà không cần bạn ở đó hướng dẫn. Để làm được điều này bạn cần phải tuân thủ theo những yêu cầu chung của một bản vẽ kỹ thuật.

Bám sát vào bản vẽ cơ sở

Trong quá trình làm shopdrawing trên autocad bạn cần bám sát bản vẽ basic design. Từ đó bạn triển khai ra các chi tiết đối tượng, mặt cắt, hình chiếu, cao độ, kích thước, khối lượng, thông số kỹ thuật… Bạn nên đọc và hiểu hết những bản vẽ có liên quan đến hệ thống bạn đang triển khai. Để trong quá trình triển khai Shopdrawing sẽ không bỏ sót hạng mục nào.

Kỹ năng trình bày trên bản vẽ phải tốt

Bản vẽ shopdrawing mà bạn làm ra nó là một sản phẩm. Sản phẩm này mang tính quyết định những sản phẩm khác (Thi công, nghiệm thu, tính tiền…). Nếu bạn trình bày bản vẽ một cách khoa học, dễ hiểu, đầy đủ, chi tiết. Thì trong quá trình thi công sẽ ít bị sai sót, không phải đập đi làm lại. Bạn trình bày dễ hiểu, dễ đọc sẽ tạo thuận lợi cho kỹ sư thi công trong quá trình thi công dưới hiện trường.

Kỹ năng combie ổn

Thông thường thì việc Combie là do bên tư vấn hay Ban Quản Lý làm. Họ sẽ lập ra một ban chuyên về việc này để phối hợp các bộ môn với nhau để tránh va chạm trong quá trình thi công. Tuy nhiên với những dự án nhỏ thì việc này lại chưa được quan tâm đúng mực. Nên nhà thầu sẽ tự làm công việc này luôn. Để Combie những hệ thống có liên quan thì bạn cần phải liên hệ với những nhà thầu khác để làm việc với nhau. Quá trình combie phụ thuộc vào kỹ năng và trình độ của từng Shopdrawer. Nó quyết định chất lượng bản vẽ và tỷ lệ va chạm hệ thống là nhiều hay ít.

Shop-drawing-cap-thoat-nuoc

Yêu cầu của kỹ sư thể hiện bản vẽ Shop drawing

Thành thạo các kỹ năng về Cad, các phần mềm BIM để có thể chỉnh sửa, bổ sung từ bản vẽ thiết kế.

Tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế và Spec của dự án.

Bản vẽ shop là bản vẽ căn cứ triển khai thi công ngoài công trường nên cần rõ ràng, dễ hiểu, chi tiết nhưng không rườm rà.

Để nắm bắt đầy đủ các kỹ năng vẽ cũng như kỹ năng trình bày bản vẽ shopdrawing bạn nên đi học một khóa về shopdrawing do các anh chị đi trước nhiều năm trong nghề giảng dạy chỉ có đi học họ mới đem hết bí quyết của mình ra để hướng dẫn chứ học hỏi trong công việc khó lắm vì không phải ai cũng sẵn sàng đưa hết kinh nghiệm của mình để cho người khác .

Nhiều kinh nghiệm hay sẽ được chia sẻ trong khóa học triển khai vẽ shopdrawing trên autocad. Tham khảo ngay