Thiết kế nói chung và thiết kế điện nói riêng luôn đòi hỏi bạn với có những kiến thức nền tảng về điện kiến thức về quy định thiết kế trong các tiêu chuẩn quy chuẩn công với kỹ năng thiết yếu như kỹ năng vẽ autocad, revit, xử dụng word, excel.

Thế thôi vẫn chưa đủ để thành công. Trong công việc, rất cần tích lũy kinh nghiệm thiết kế cái này rất quan trọng nhiều người nhận được một bài học kinh nghiệm có thể mất đến cả vài trăm triệu đến cả tỷ đồng nó đắt giá phải không các bạn. Tôi cũng đã từng phải trả giá cho những kinh nghiệm lên đến cả trăm triệu nên tôi hiểu điều này.

Với hơn 10 năm trong nghề, tôi thấy mình cần chia sẻ những kinh nghiệm thành công cũng như những bài học rút ra từ thất bại trong quá trình triển khai thiết kế hy vọng các bạn sẽ nhận được những giá trị để thành công hơn trong cuộc sống.

Kinh nghiệm thứ nhất

Muốn giỏi trong lĩnh vực thiết kế phải thành thạo quy trình triển khai thiết kế.
Tại sao lại vậy, bởi nếu bạn không có quy trình thiết kế bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian không cần thiết mà thời gian chính là chi phí bạn phải bỏ ra khi bạn triển khai dự án.

Tôi chia quy trình thiết kế gồm 5 bước:

  • Bước 1: Nhận thông tin dự án và tài liệu từ chủ đầu tư
  • Bước 2: Lên phương án giá thiết kế và chốt giá thiết kế
  • Bước 3: Triển khai thiết kế. Bước này lại chia thành các bước nhỏ:
    • Quy trình thiết kế chiếu sáng
    • Quy trình thiết kế ổ cắm
    • Quy trình xác định phụ tải tính toán
    • Quy trình lựa chọn dây và cáp và thiết bị đóng cắt
    • Quy trình thiết kế tủ điện
    • Quy trình thiết kế trạm biến áp và máy phát
    • Quy trình thiết kế hệ thống chống sét và nối đất
  • Bước 4: In ấn hồ sơ bản vẽ thiết kế.
  • Bước 5: Bàn giao hồ sơ thiết kế.

Kinh nghiệm thứ 2

Luôn chủ động công việc để giải quyết giữa các bên.
Đặc trưng của thiết kế là các đơn vị tham gia ở 1 không gian rộng. Đơn vị thiết kế kiến trúc – Thiết kế kết cấu – Thiết kế cơ điện có khi ở rất xa nhau chỉ xuất hiện khi họp với chủ đầu tư vì vậy các thông tin trao đổi giữa các bên sẽ rất hạn chế. Nếu cơ điện không chủ động yêu cầu hỗ trợ các vấn đề liên quan nhờ các bên cung cấp mà chỉ ngồi chờ đợi thì rất khó.

Kinh nghiệm thứ 3

Dù muốn hay không thì trong một dự án thiết kế điện nói riêng và thiết kế cơ điện nói chung cũng không thể tránh khỏi sự thay bản vẽ kiến trúc kết cấu dẫn đến việc bắt buộc phải cập nhật bản vẽ cơ điện theo. Đây là yếu tố tranh cãi nhiều trong thiết kế có hay không khối lượng phát sinh trong thiết kế vì vậy cần thiết phải làm rõ ngay từ chào giá và hợp đồng.

Kinh nghiệm thứ 4

Khi làm thiết kế, các bạn nên thống nhất các bộ thư viện.
Đặc biệt là các dự án lớn nhiều người thực hiện việc không đồng nhất chuẩn hóa các thư viện sẽ rất khó khăn trong công tác hợp nhất các bản vẽ vì vậy phải quán triệt ngay từ đầu nguyên tắc làm việc và bộ thư viện chuẩn dùng chung.

Kinh nghiệm thứ 5

Cần phải lập bảng tính thật sự nghiêm túc.
Sau đó căn cứ vào kết quả tính mới triển khai vẽ đừng bao giờ bắt tay vào vẽ ngay và vừa vẽ vừa lập bảng.

Kinh nghiệm thứ 6

Chính là quản lý thật tốt các sai sót thường mắc phải trong thiết kế.
Tôi liệt kê ra một số các sai sót như sau tất nhiên là không thể liệt kê hết xong nó cũng tương đối hoàn chỉnh đó là gồm:

  • Sai sót do font chữ: Cái này thường gặp khi chúng ta bước đầu làm thiết kế. Chúng ta sử dụng quá nhiều font cho 1 bản bản vẽ. Trong khi đó, chỉ cần 1 – 2 font cho bản vẽ là đủ. Kích thước font chữ không phù hợp tỉ lệ vẽ vì thiếu quy chuẩn chiều cao chữ text  (1.5- 2 mm đối với chữ thường ,4-5 mm đối với chữ tiêu đề)
  • Sai sót do không sửa đồng bộ sửa giữa các bản vẽ với nhau. Cái này mắc phải rất nhiều, kể cả kỹ sư mới thiết kế lẫn kỹ sư thiết kế lâu năm, nếu không có một quy trình kiểm soát lỗi chuẩn. Tôi ví dụ: khi thay đổi thiết kế chiếu sáng trên 1 mặt bằng nào đó đồng nghĩa việc các bản vẽ mặt bằng – bản vẽ sơ đồ nguyên lý tủ điện – bản vẽ sơ cấp nguồn tổng thể thay đổi, bảng tính thay đổi, công suất khu vực đó thay đổi dẫn đến công suất tính tổng thay đổi chúng ta thấy rõ một loạt các thay đổi kéo theo. Chỉ cần không cập nhật thay đổi hết trên các mặt bằng khác nhau, chúng ta sẽ bị sai bản vẽ sai tính toán.
  • Sai sót do lấy thư viện từ bản vẽ khác sang nhưng không sửa lại theo công trình. Thực tế không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa theo thực tế công trình hiện tại đang triển khai. Nhưng rất nhiều người coppy paste sang và cho đó là xong, trong khi thẩm tra và chủ đầu tư lại hay soi phần này. Thế là lại phải làm lại và bị nhận xét xấu những câu đó thường là: chỉ biết coppy paste hoặc coppy paste từ dự án khác vào mà không hiểu gì để sửa. Nghe thật khó chịu! Vì vậy, các bạn đừng bao giờ mắc phải sai lầm này nhé.

Ngoài ra còn một số các sai sót nữa xin được cập nhật ở các bài viết sau. Hy vọng những chia sẻ của tôi sẽ là thông tin bổ ích cho các bạn.

 Chúc các bạn thành công !

Bạn gặp khó khăn trong tính toán thiết kế hệ thống điện, tham khảo ngay