Hỏi: Vì sao có cáp điện đấu nối giữa và đầu nối cuối bị rò? Có ảnh hưởng đến vận hành không?

Đáp: Bên trong cáp điện tồn tại áp lực dầu nóng nở và áp lực dầu tĩnh. Khi cáp điện làm kín không tốt và hai đầu chênh lệch vị trí lớn thì dầu cách điện sẽ men theo lõi dây hoặc vách trong nhôm bọc để chảy ra.
Dầu cách điện bị rò ra, khiến cách điện khô, giảm tính cách điện. Mà giấy cáp điện có tính hút nước rất mạnh, rất dễ hút ẩm. Nếu độ kín của cáp điện không tốt, khí ấm sẽ xâm nhập vào trong cáp điện, giảm tính năng cách điện, khi vận hành dễ bị đánh thủng. Vì thế, trong vận hành phải bảo đảm độ kín của đầu nối cáp điện luôn tốt.

……………………….

Hỏi: Tại sao biến thế phân phối điện phải tiếp đất 3 điểm (vỏ, dây tiếp đất bộ tránh sét, điểm giữa bên của 380V của biến thế) ?

Đáp: Khi sét đánh biến thế, bộ tránh sét sẽ có động tác sinh ra điện áp đánh trả. Do 3 điểm tiếp đất, cho  nên ở  vỏ biến thế và điểm giữa của cuộn dây thấp áp đều là một điện áp đánh trả. Như vậy sẽ không dẫn đến máy biến áp bị đánh hỏng.

……………………….

Hỏi: Tác dụng của cột thu lôi và dây đất trên không với bộ thu lôi và khe hở bảo vệ có gì khác nhau?

Đáp: Tất cả đều dùng để bảo vệ quá áp ngoài trời. Cột thu lôi và dây đất trên không là bảo vệ công trình kiến trúc, nhà máy điện, trạm biến điện và dây cao áp trên không trong phạm vi nhất định  không bị sét đánh trực tiếp. Còn bộ thu lôi và khe hở bảo vệ là phòng ngừa sự phá hoại của sét cảm ứng, sét phản kích truyền theo đường dây trên không đối với nhà máy điện, trạm biến điện các thiết bị và chi tiết điện.

……………………….

Hỏi: Công tắc cao áp 220 kV trở lên vận hành ở vùng cao nguyên dễ sinh ra điện quầng hơn hay ở vùng đồng bằng?

Đáp: Ở vùng cao nguyên dễ sinh ra điện quầng hơn, vì khí áp của vùng cao nguyên thấp, mật độ không khí nhỏ, khiến điện áp khởi đầu của điện quầng xoay chiều của công tắc cao áp giảm, vì thế hiện tượng điện quầng mạnh hơn nhiễu ở vùng đồng bằng, ngay cả khi trời tạnh ráo cũng có thể nghe thấy tiếng phóng điện quầng tán tương đối lớn. Ban đêm, quanh vật mang điện đều sáng.

……………………….

Hỏi: Trong hệ thống điểm trung tính không tiếp đấtt, tại sao có lúc bút thử điện phát điện một pha nào đó không có điện còn dây trung tính có điện?

Đáp: Lúc này, pha đó rò điện đối với đất. Nếu dùng đồng hồ vạn năng để đo sẽ phát hiện điện áp giữa dây pha với dây pha, giữa dây pha với dây trung tính là bình thường, nhưng điện áp giữa dây trung tính với đất tăng cao, gần 220V. Điện áp của pha rò điện đối với đất gần bằng 0, điện áp của hai pha kia với đất gần bằng 380V. Nếu rò điện không đáng kể, điện trở đối với đất lớn, thì hiện tượng này không rõ rệt.

……………………….

Hỏi: Tại sao trong hệ thống hệ ba pha bốn dây không cần thiết bị kiểm tra cách điện ?

Đáp: Trong hệ thống hệ ba pha bốn dây, điểm O của biến áp cấp điện điện áp thấp, trực tiếp tiếp đất. Nếu trong ba pha có một pha tiếp đất thì sẽ sinh ra dòng điện cường độ lớn của một pha ngắn mạch tiếp đất. Lúc này, cầu chì tương đối gần điểm xảy ra sự cố trên đường dây cấp điện sẽ nhanh chóng chảy đứt, khiến dây cấp điện của pha tiếp đất ngắt điện, mà không ảnh hưởng đến các dây khác và hệ thống. Vì thế, trong hệ thống này nói chung không cần vì một dây tiếp đất mà lắp thiết bị kiểm tra cách điện.

……………………….

Hỏi: Tại sao ống bọc cao áp của thiết bị điện cao áp 110 ngàn vôn (kV) trở lên đều phải áp dụng kết cấu kiểu tụ điện?

Đáp: Để làm cho cường độ điện trường hướng trục và hướng kính đồng đều, ống bọc nạp dầu cao áp kiểu cũ đều bọc bản cực đều áp bằng lá nhôm mỏng trên ống giấy nhựa cách điện khe hở giữa dầu, nhưng vì lý do kết cấu, bản cực đều áp này không thể quá nhiều. Do đó với ống bọc cao áp 110 kV trở lên phải đổi thành ống bọc kiểu tụ điện, tức trong ống sứ có lắp lõi tụ điện, trên cọc dẫn điện bọc nhiều lớp cách điện để tạo thành cách điện chặt chẽ, giữa chúng theo thiết kế ở giữa kẹp lá nhôm để tạo thành một chuỗi tụ điện trụ tròn đồng tâm. Do cách điện (giấy dầu hoặc giấy nhựa) giữa hai lá nhôm cạnh nhau rất mỏng (chỉ 1 – 2 mm như vậy không những cường độ điện khí cao, mà sự phân bố điện trường cũng đều hơn nhiều.

……………………….

Hỏi: Khi ngắt mạch bằng công tắc, điện áp và cường độ dòng điện ở trị số nào thì có thể khiến giữa các đầu tiếp xúc sản sinh ra hồ quang điện?

Đáp: Khi ngắt điện bằng công tắc, nếu diện áp trong mạch điện không dưới 10 ~ 20V, dòng điện không dưới 80 ~ 100mA thì có thể sinh ra hồ quang điện giữa các đầu tiếp xúc.

……………………….

Tải xuống tại đây 

……………………….

Có thể bạn quan tâm: Khoá học Autocad cơ bản đến nâng cao cho kỹ sư cơ điện miễn phí