05 loại thiết bị và công trình phổ biến trong hệ thống cấp nước gồm có:

Bơm tăng áp

Trong trường hợp áp lực nước trong mạng lưới đường ống có những nơi cục bộ không đáp ứng giá trị yêu cầu tối thiểu người ta sử dụng bơm tăng áp. Thông thường, nước cấp đến tất cả các nơi trong khu vực thiết kế sẽ được đảm bảo nhờ vào các bơm tăng áp (gọi là bơm có cột nước cao); các bơm này sẽ lấy nước từ các bồn chứa nước điều hòa của hệ thống. Khác với chế độ làm việc ở trạm lọc, loại bơm này phải đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu tại mọi thời điểm sử dụng nước. Cột nước sử dụng tại trạm bơm tăng áp biến đổi theo địa hình nơi xây dựng, theo nhu cầu nước, theo kết cấu của mạng lưới phân phối, theo kích thước đường ống (đường kính). Với các vùng đất tương đối bằng phẳng, áp suất sử dụng biến đối trong khoảng 300 kPa đến 600 kPa (30 đến 60 m nước).

Vị trí lắp đặt các bơm tăng áp có thể ngay trong mạng lưới, hoặc phối hợp với các bồn chứa nước ví dụ như đài chứa. Tùy theo địa hình khu xây dựng, có thể trong một số trường hợp áp suất gia tăng quá lớn (ví dụ, vùng đáy của thung lũng hoặc chân của một sườn đồi). Trong trường hợp đó thường phải sử dụng một thiết bị giảm áp.

Trong trường hợp địa hình khu vực nghiên cứu thay đổi nhiều, khi quy hoạch mạng lưới có thể chia ra làm các tiểu lưu vực, với mỗi tiểu lưu vực có địa hình tương đối đồng đều. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ bố trí các van giảm áp nếu chúng ta phải giảm áp (nước đến từ vùng cao hơn) hoặc bơm tăng áp nếu chúng ta phải gia tăng áp lực nước (nước đến từ các vùng thấp). Tóm lại, khi thiết kế mạng lưới người ta cố gắng tạo thành từng vùng trong đó áp lực nước không quá cao và cũng không quá thấp.

Van điều khiển

Trong công tác quản lý, vận hành một hệ thống phân phối nước đòi hỏi một số thiết bị chuyên dùng. Trong số này, van giữ một vai trò rất quan trọng, bởi vì nó cho phép điều tiết dòng chảy trong mạng lưới. Một số van điều tiết lưu lượng được trình bày trong hình sau:

 

Van ngắt (a, b) cho phép chúng ta tách một vài đoạn ống cần kiếm tra (thay thế hoặc bảo trì) ra khỏi mạng lưới. Với các đường ống có đường kính lớn (> 350 mm), ta sử dụng van bướm, với các đường ống nhỏ hơn ta dùng van robinet. Thông thường, van phụ trách cho các đoạn đường ống không nên dài quá 150-250 m. Với các đường ống chính, chiều dài này có thể đạt đến 300-365 m. Một cách lý tưởng, van nên đặt ở các vị trí đường ống giao nhau.

Van clapet 1 chiều (c) cho phép dòng chảy đi theo một chiều duy nhât. Chúng thường lắp đặt trên đường ống nối của mạng lưới của hai tiểu vùng có áp suất khác nhau, hoặc trên đường ống đẩy của bơm, hoặc trên đường ống lắp đặt đồng hồ nước.

Van giảm áp (d) cho phép đưa áp lực cao về áp lực tiêu chuẩn thiết kế.

Van phao thường lắp đặt ớ vị trí vào của một bồn chứa nước ở địa hình cao; khi nước trong bổn này đạt đến cao trình mức nước tối đa, van phao sẽ được tự động đóng lại dưới tác dụng cúa áp lực nước. Một dạng van phao khác dùng đê khống chế mực nước trong các bể nước dựa vào nguyên lý cho phép nối (ngắt) mạch điện khởi động máy bơm.

Nối đường ống

Để liên kết các đường ống thành một mạng lưới người ta phải thực hiện nối các đường ống. Có ba phương pháp nối cơ bản được thể hiện ở hình dưới.

 

Hai loại nối (a) và (b) được dùng cho đường ống chôn trong đất. Loại mối nối (c) cho liên kết các ống cứng hơn được dùng để nối các đường ống bên trong các kết cấu (trạm bơm nước thải, trạm xử lý nước sinh hoạt, …)

Cột lấy nước chữa cháy

Được bố trí trên mạng lưới đường ống cho phép lấy nước để phục vụ chữa cháy. Phạm vi phục vụ của mỗi cột lấy nước phụ thuộc vào lưu lượng cần để chữa cháy; số lượng càng nhiều và càng gần nhau khi lưu lượng cần lấy lớn.

Thông thường, khoảng cách giữa 2 cột lấy nước chữa cháy dọc theo đường lộ không vượt quá 200 m trong khu phố dân cư. Trong các khu phố thương mại và nhà cao cấp, khoảng cách này thường 100m. Nó còn được bố trí tại các giao lộ quan trọng, dọc theo đường phố có mặt diện kéo dài, trong các hẻm cụt, trong sân của các cơ sở có quy mô lớn và xe chữa cháy có thể vào được. Kết cấu chi tiết của cột lấy nước được giới thiệu ở hình vẽ bên cạnh.

Bồn chứa nước

Một hệ thống phân phối thông thường có nhiều bồn chứa kể cả bồn chứa ở khu xử lý nước trung tâm. Mỗi bồn chứa có các nhiệm vụ sau đây:

  • Bảo đảm sự hoạt động thường xuyên của nhà máy nhờ vào sự cung cấp nước từ bồn chứa ở trạm xử lý trung tâm: trong chu kỳ có nhu cầu dùng nước nhiều, sự vượt quá của nhu cầu so với khả năng cấp nước của trạm xử lý tại một vài thời đoạn, nước sẽ được bổ sung lấy từ các bồn chứa.
  • Cung cấp một phần lượng nước khi có hỏa hoạn.
  • Thỏa mãn một phần nhu cầu nước khi có sự cố trạm xử lý hoặc sự cố trên đường ống dẫn nước chính hoặc phụ.
  • Giảm sự thay đổi quá nhiều của áp suất trong đường ống bằng cách sử dụng nhiều bồn chứa trong mạng lưới trong chu kỳ sử dụng nước nhiều.

Bạn gặp khó khăn trong tính toán thiết kế hệ thống cấp thoát nước, tham khảo ngay Khóa học Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước tại VNK EDU