Đo bóc khối lượng và lập dự toán cơ điện là nhiệm vụ quan trọng cho bất kỳ các  kỹ sư cơ điện công trình nào và ở mọi cương vị nào cũng cần nắm vững các công việc đo bóc khối lượng và lập dự toán. Điều này càng quan trong hơn đối với các vị trí quản lý.

Với gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực cơ điện, chủ yếu là làm dự án các công trình nhà máy Nhật Bản, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đo bóc khối lượng và lập dự toán hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Kinh nghiệm 1: Nguyên cứu đầy đủ và chi tiết bản vẽ thiết kế

Nhiều bạn bước vào bóc ngay mà không cần nghiên cứu bản vẽ. Có thể các bạn đã quá hiểu hệ thống nên quá trình bóc tách các bạn có thể làm ngay được. Xong cái sai thường nằm ở chính vấn đề này:

  • không chính xác cao độ công trình do không nghiên cứu bản vẽ
  • không chính xác các biện pháp thi công lắp đặt do không nghiên cứu bản vẽ dẫn đến vật tư phụ
  • phụ kiện lắp đặt không tính đầy đủ …..

Đó là những cái sai không chỉ cho những người mới bóc khối lượng mà cả các bạn bóc khối lượng lâu năm cũng thường coi nhẹ vấn đề này.

Kinh nghiệm 2: Cần sở hữu các lệnh đo bóc khối lượng tự động

Phần lớn khối lượng được đo bóc và thống kê từ bản vẽ autocad. Vì vậy, các lệnh đo bóc khối lượng từ autocad là rất quan trọng như lệnh đếm đối tượng, lệnh tính tổng độ dài, lệnh bật tắt các layer…

Kinh nghiệm 3: Cần có các bảng biểu mẫu đo bóc khối lượng tự động trên excel

Bảng đo bóc khối lượng dây và ống chiếu sáng

Bảng đo bóc khối lượng dây và ống chiếu sáng

Bảng đo bóc khối lượn dây và ống ổ cắm

Bảng đo bóc khối lượn dây và ống ổ cắm

Kinh nghiệm 4: Cần phải có bảng đo bóc khối lượng mẫu

bảng đo bóc khối lượng mẫu

Tức là bảng đo bóc của công trình tương tự cái này, vô cùng hữu ích tránh việc bỏ sót mã công tác, tránh việc nhập liệu tên công tác rất mất thời gian.

Kinh nghiệm 5: Đơn giá nhân công cần cập nhật liên tục và theo tính chất lắp đặt của mã công tác tại công trình

Rất nhiều bạn làm dự toán lấy bảng đơn giá nhân công được lập từ 3-4 năm trước. Thâm chí không cần tìm hiểu biên pháp thi công lắp đặt thiết bị như thế nào. Dẫn đến đơn giá nhân công không chính xác. Chính vì vậy, đơn giá nhân công cần phải được cập nhật mới nhất và thường xuyên.

Kinh nghiệm 6: Không có đủ nhà cung cấp hỗ trợ

Lập dự toán phải đối mặt với việc tìm nhà cung cấp. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ: không có đủ nhà cung cấp (1 hạng mục cần 2 – 3 nhà cung cấp hỗ trợ lấy giá) hỗ trợ. Đặc biệt các công ty nhỏ cơ hội trúng thầu ít càng khó có nhà cung cấp hỗ trợ cho các dự án chào giá .Vì vậy, phải có nhiều kỹ năng để khiến nhà cung cấp hỗ trợ giá tốt nhất như:

  • kỹ năng hợp tác với các công ty lớn nhà họ hỗ trợ lấy giá
  • kỹ năng cam kết với các nhà cung cấp khi họ hỗ trợ đến cùng dự án
  • v.v…

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm: Khóa học lập dự toán cơ điện