Một số câu hỏi về điện năng lượng mặt trời kỹ sư cần biết
Câu 1: Cách dự toán chi phí lắp điện mặt trời cho gia đình
Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi bạn dự toán chi phí lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cho gia đình mình.
Trước tiên là kiểm tra lại sơ bộ số tiền điện trung bình mỗi tháng mà gia đình bạn phải trả.
Trường hợp 1: Số tiền điện trung bình mỗi tháng < 1 triệu đồng.
Nếu bạn ở trường hợp này thì thật tiếc phải chia sẻ là lợi ích kinh tế khi bạn lắp điện mặt trời là rất thấp. Thời gian thu hồi vốn khá lâu, vì thế bạn phải cân nhắc lại việc có nên lắp đặt hay không. Nếu bạn vẫn muốn lắp đặt để sử dụng năng lượng sạch thì có thể cân nhắc hệ thống công suất 3kWp.
Trường hợp 2: Số tiền điện trung bình mỗi tháng > 1 triệu đồng.
Có thể cân nhắc lắp đặt hệ thống từ 3~10 kWp.
Với mức đầu tư cho hệ thống này khoảng 16 – 18 triệu VNĐ/1kWp (tùy theo vị trí lắp đặt, kết cấu mái và loại sản phẩm), ta cứ lấy số công suất nhân cho xuất đầu tư. Ví dụ: hệ thống 3 kWp sẽ có chi phí từ 48 triệu – 58 triệu (3×16 triệu và 3×18 triệu).
Thời gian hoàn vốn chỉ mất khoảng 4 – 5 năm. Đầu tư hệ thống càng lớn, mức đầu tư cho 1kWp càng nhỏ, thời gian hoàn vốn càng rút ngắn.
Câu 2: Bảng giá điện mặt trời cho hộ gia đình
Công suất Số tấm pin Điện tạo ra Mức giá tham khảo
- 3 kWp 7 360 kWh Khoảng 48 – 58 triệu đồng
- 5 kWp 12 600 kWh Khoảng 80 – 90 triệu đồng
- 10 kWp 23 1.200 kWh Khoảng 155 – 190 triệu đồng
Câu 3: Bảng giá điện mặt trời cho doanh nghiệp
Công suất Mức giá tham khảo
- Với hệ thống > 10kWp Khoảng 16 – 17 triệu VNĐ/1kWp
- Với hệ thống > 100 kWp Khoảng 15,5 – 16 triệu VNĐ/1kWp
- Với hệ thống > 300 kWp Khoảng 14 – 15,5 triệu VNĐ/1kWp
- Với hệ thống > 1 MWp Khoảng 11 – 12 triệu VNĐ/1kWp
Câu 4: Các thành phần cấu thành hệ thống giá của một hệ thống điện năng lượng mặt trời
- Tấm pin năng lượng mặt trời (Solar panel) Chiếm khoảng 60% tổng chi phí
- Bộ hòa lưới (Inverter) Chiếm khoảng 20% tổng chi phí
- Junction box, tủ điện DC, AC và phụ kiện khác Chiếm khoảng 5% tổng chi phí
- Thi công, lắp đặt Chiếm khoảng 5% tổng chi phí
- Khảo sát, thiết kế Miễn phí
- Dịch vụ bảo hành, hậu mãi Miễn phí
- Khung giàn giá đỡ Chiếm khoảng 10% tổng chi phí. Mái tôn sẽ ít tốn chi phí nhất, sau đó là mái bằng, mái ngói.
Câu 5: Có thể bán điện mặt trời cho EVN được không?
Được. Đối với dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30/12/2020 thì EVN áp dụng hợp đồng mua bán điện trong 20 năm.
Hiện nay, khi khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời EVN sẽ mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.940đ/kWp (hệ thống áp mái).
Câu 6: Hệ thống hòa lưới vận hành ra sao?
Các tấm pin NLMT được gắn trên phần mái sẽ chuyển hóa quang năng thành dòng điện một chiều DC. Dòng điện này đi đến Bộ Hòa Lưới và được chỉnh lưu, biến đổi áp, dòng để trở thành điện xoay chiều AC. Điện đầu ra từ hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối trực tiếp vào điểm hòa lưới (tại tủ điện tổng) và hoạt động đồng bộ với điện lưới để cung cấp toàn tải.
Câu 7: Khi mất điện, hệ thống có hoạt động được không?
Về mặt kỹ thuật, khi lưới điện cúp, hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới nên từ đó cũng tự động dừng hoạt động (ngay cả khi đang có nắng). Với cơ sở hạ tầng điện hiện nay, việc điện lưới cúp ở các thành phố là rất hạn chế nên không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống.
Câu 8: Trong những ngày mây mù, mưa, liệu có đủ điện để sử dụng sinh hoạt?
Trong những ngày mây mưa, hệ thống vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện năng phát sẽ giảm theo cường độ ánh sáng. Lúc này điện lưới sẽ tự động hòa vào để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải ổn định và liên tục, việc sinh hoạt, sản xuất hoàn toàn không bị ảnh hưởng, gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.
Câu 9: Cần phải bảo trì, vận hành hệ thống như thế nào?
Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và hệ thống giám sát online sẽ liên tục cập nhật các dữ liệu để kỹ sư (và nhân viên bảo trì của khách hàng) theo dõi và chủ động khi có sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, khách hàng cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao khả năng hấp thụ ánh sáng nhằm tối ưu hiệu quả làm việc của hệ thống.
Câu 10: Hệ thống có cần trữ ắc quy, có thể sử dụng vào buổi tối không?
Hệ thống không cần lưu trữ ắc quy, toàn bộ sản lượng điện sinh ra từ hệ thống sẽ được tiêu thụ tức thời. Trong trường hợp tải tiêu thụ không hết, lượng điện dư sẽ trả ngược lên lưới điện và truyền tài đến nơi khác. Do đó, việc sinh hoạt (hoặc sản xuất, kinh doanh) sẽ được sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vào bàn ngày và sử dụng điện từ lưới vào ban đêm.
Câu 11: Chế độ bảo hành như thế nào?
Tấm pin năng lượng mặt trời bảo hành 12 năm, bảo hành khấu hao tuyến tính hiệu suất >83.1% trong 25 năm, cụ thể: trong năm đầu tiên đảm bảo công suất sản phẩm không dưới 97.5% công suất ghi trên tấm pin. Từ năm thứ 2 đến năm 25, đảm bảo công suất giảm mỗi năm không được lớn hơn 0.6%, và ở năm thứ 25 công suất đầu ra không được ít hơn 83.1% công suất ghi trên nhãn tấm pin.
Inverter bảo hành 5 năm. Quý khách hàng có thể mua thêm gói bảo hành nâng cao để nâng tổng thời gian bảo hành lên tới 10, 15, 20 năm.
Có thể bạn quan tâm: Khóa học Thiết kế và thi công lắp đặt điện mặt trời áp mái