Hiện nay, công tác an toàn phòng cháy chữa cháy đã trở thành một trong những công việc được đặt lên hàng đầu. Ngoài việc chuẩn bị các phương tiện, trang bị phục vụ cho phòng cháy chữa cháy, mỗi người cũng phải tự mình chuẩn bị các kiến thức về phương pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản.
Những vấn đề cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy
Cháy
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Nổ
- Nổ lý học: là nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ.
- Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
- (Nếu bạn quan tâm về cách thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn, hãy bấm vào tại đây nhé!)
Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy và nhiệt độ tự bốc cháy
- Nhiệt độ chớp cháy: là nhiệt độ thấp nhất của nhiên liệu lỏng mà tại đó hơi của nó tạo với không khí trong bình kín thành một hỗn hợp có khả năng bắt cháy khi cho nguồn nhiệt từ bên ngoài vào.
- Nhiệt độ bốc cháy: là nhiệt độ mà tại đó nhiên liệu được đốt nóng trong điều kiện theo tiêu chuẩn bị bắt cháy khi châm ngọn lửa vào và cháy không dưới 5s.
- Nhiệt độ tự bốc cháy: là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó hỗn hợp hơi của nhiên liệu và không khí tự bốc cháy mà không cần có sự tiếp xúc của nguồn nhiệt.
Những điều kiện xảy ra quá trình cháy
- Chất cháy: Ở 3 thể (rắn, lỏng, khí) như củi gỗ, xăng dầu, C2H2 (axetylen), CH4 (metan),…
- Ôxy: Giúp cho sự cháy.
- Nguồn nhiệt: Phát sinh trong môi trường xung quanh.
Phải có 3 điều kiện cháy mới có thể xuất hiện
- Ôxy phải lớn hơn 14%.
- Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
- Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố (chất cháy, ôxy, nguồn nhiệt) đủ để xuất hiện sự cháy.
Đặc điểm cháy của các vật liệu:
Quá trình cháy trải qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, bắt cháy, cháy.
Cháy nổ của hỗn hợp hơi, khí với không khí
- Cháy ổn định (bình thường): tốc độ lan truyền của ngọn lửa từ vài mm đến vài cm/giây, t=14000C.
- Cháy gây nổ: tốc độ lan truyền của ngọn lửa tới hàng chục, hàng trăm m/giây.
- Cháy kích nổ (cháy nén áp): tốc độ lan truyền của ngọn lửa từ 1-4km/giây. Cháy kích nổ rất nguy hiểm vì áp suất có thể lên đến 8 atm, nhiệt độ có thể lên đến 20000C.
Cháy của chất lỏng
Phần lớn các chất cháy thể lỏng nguy hiểm hơn các chất cháy thể rắn vì dễ bắt cháy hơn và cháy nhanh hơn khó để an toàn phòng cháy chữa cháy
Chất lỏng dễ cháy chia làm 3 loại:
- Loại cực kỳ nguy hiểm: có nhiệt độ bùng cháy dưới -130C.
- Loại thường xuyên nguy hiểm: có nhiệt độ bùng cháy từ -130C ÷ 270C.
- Loại có nguy hiểm khi nhiệt độ không khí cao: có nhiệt độ bùng cháy từ 270C ÷ 660C.
Cháy của chất rắn
- Cháy có ngọn lửa: vật liệu là các chất hữu cơ có hàm lượng cacbon > 60%.
- Cháy không có ngọn lửa: vật liệu là cốc, than gỗ, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.
Các nguyên nhân cháy trong sinh hoạt & sản xuất:
- Nguồn điện: cháy do chập mạch, quá tải, đấu dây không tốt, tia lửa tĩnh điện, hồ quang điện, cháy nổ động cơ…
- Cơ học: Ma sát trong quá trình sản xuất tạo tia lửa, quá trình hàn,
- Lý hóa tính của vật chất: Cháy do xăng dầu, gas , lưu trữ hóa chất dễ cháy trong môi trường không đảm bảo.
Chữa cháy và phương tiện chữa cháy trong an toàn phòng cháy chữa cháy
Nguyên lý chữa cháy:
- Giảm tốc độ phát nhiệt tăng tốc độ truyền nhiệt từ vùng cháy ra môi trường xung quanh. Bằng cách ức chế phản ứng cháy bằng phương pháp hóa học, pha loãng chất cháy bằng chất không cháy hoặc cách ly chất phản ứng cháy ra khỏi vùng cháy
- Tăng tốc độ truyền nhiệt từ vùng cháy ra môt trường xung quanh có thể đạt được bằng cách làm lạnh nhanh chóng vùng cháy và chất phản ứng cháy.
Các chất chữa cháy
- Nước: phương pháp làm lạnh (thu nhiệt).
- Bọt chữa cháy: hỗn hợp dung dịch chất tạo bọt với không khí và khí CO2.
- Khí CO2, N2: Kìm hãm , ức chế phản ứng cháy.
Các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy do điện gây ra
Đối với nhà chế tạo thiết bị, dây dẫn:
Các nhà chế tạo chỉ được phép đưa ra các sản phẩm của mình khi đã kiểm tra theo tiêu chuẩn, chất lượng đăng ký.
Đối với người thiết kế lắp đặt sử dụng điện:
- Thiết kế lắp đặt hệ thống điện phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành.
- Chọn lựa thiết bị đóng cắt và dây dẫn của các nhà sản xuất uy tín đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng của vật liệu.
- Tránh quá tải: bằng cách chọn thiết bị đóng cắt và dây dẫn đúng với yêu cầu của phụ tải.
- Tránh các loại ngắn mạch: lắp đặt các thiết bị bảo vệ phụ tải và đường dây đúng với thông số yêu cầu.
- Ở các tủ điện chính phải lắp thêm RCD để đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ.
- Tránh phóng tia lửa điện từ sét: phải có thiết bị thu sét đúng với yêu cầu về kỹ thuật.
- Tránh phát sinh lửa hồ quang: có nhiều nguyên nhân phát sinh hồ quang điện, mỗi nguyên nhân sẽ có biện pháp khắc phục riêng.
- Đối với hồ quang do hàn điện: khi tiến hành hàn điện ở gần các ống dẫn nhiên liệu, khí cháy, vật liệu dễ cháy nổ và các thiết bị điều chế Hydro. Nhất thiết phải có phiếu công tác và đảm bảo các điều kiện an toàn trước khi làm việc.
- Đối với hồ quang do tiếp xúc điện không tốt: những mối nối cần được hàn lại hoặc xiết bulon cho chắc chắn đồng thời bọc lớp cách điện cho tốt.
- Đối với hồ quang do thiết bị đóng cắt điện gây ra dùng các loại cầu dao, cầu chì có vỏ cách điện chắc chắn chịu được hồ quang điện hoặc aptomat.
- Sau khi tiến hành lắp đặt, cần kiểm nghiệm các yêu cầu tiêu chuẩn nhà chế tạo, đường dây trước khi đóng điện.
- Không để các vật dụng dễ cháy nổ cạnh đường dây, tủ điện.
- Khi xảy ra cháy trước hết phải cắt điện. Khi cắt điện phải có các dụng cụ bảo hộ như sào cắt điện, bục cắt điện, ủng và găng tay… Còn phương pháp chữa cháy tùy thuộc vào chất gây cháy để có phương án chữa cháy phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Đào tạo cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6