Biện pháp thi công cáp ngầm trung thế và trạm biến áp được thực hiện chi tiết như sau: 

I. Thi công tuyến cáp ngầm trung thế

Đoạn đường tuyến cáp ngầm đi qua là đoạn đường đang được sử dụng, với nền đường có chất lượng tốt. Vì thế sau khi thi công phải hoàn trả lại nguyên như cũ để đảm bảo yêu cầu mỹ quan.

1. Chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Trước khi tiến hành đào hào cáp phải khảo sát kiểm tra kỹ địa hình thực tế của tuyến, lựa chọn phương án xử lý tối ưu cho từng điểm chướng ngại, đánh dấu và vạch tuyến chính xác, phân đoạn đào hợp lý cho từng tổ thi công.
  • Nhà thầu liên hệ với Ban quản lý dự án để đăng ký lịch thi công, hoàn thiện các thủ tục đăng ký đào mương kéo rải hệ thống cáp ngầm (trung thế, hạ thế).
  • Nhà thầu gửi thông báo tới Tư vấn giám sát về lịch thi công để tư vấn giám sát có kế hoạch giám sát thi công.
  • Chuẩn bị kho bãi, lán trại, tập kết vật tư vật liệu phục vụ thi công.

2. Đào mương cáp và thi công kéo rải cáp

  • Việc triển khai thi công hệ thống hào cáp trên tuyến phải phân ra thành nhiều ca khác nhau để hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại và tiến độ thi công của các nhà thầu khác trong khu dự án.
  • Khi đào mương cáp phải sử dụng phương pháp thi công hoàn toàn bằng thủ công, dụng cụ thi công chủ yếu là cuốc chim, choòng, xà beng, thuổng, xẻng đào, xẻng xúc v.v…. Khi đào qua đường thì sử dụng máy cắt bê tông chuyên dùng, khoan phá bê tông để dỡ bỏ các lớp kết cấu xây dựng cứng trên bề mặt, sau đó tiếp tục tiến hành đào bằng thủ công như trên.
  • Quá trình vận chuyển đất đá thải nhà thầu phải tiến hành song song với việc đào mương cáp để tránh gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại và sinh hoạt của dân cư, việc bố trí phương tiện vận chuyển đất thải ra khỏi phạm vi công trường ra bãi tập kết được thực hiện bằng thủ công như xe cải tiến, …
  • Sau khi được giám sát bên A và tư vấn giám sát xác nhận hào cáp đã đào đạt kích thước yêu cầu, tiến hành dải lớp cát đệm lót phía dưới cáp dày 100 mm và đầm chặt bằng máy đầm rồi tiến hành lắp đặt ống HDPE 195/150 lên trên, ống HDPE được rải ở độ sâu 0,8m;
  • Bố trí mễ ra cáp tại vị trí hợp lý, dùng cẩu đặt cuộn cáp lên mễ và kéo cáp bằng thủ công dọc theo tuyến cáp trong ống HDPE 195/150; Toàn bộ giá, trục đỡ, bộ phanh… phải được kiểm tra kỹ thuật kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
  • Khi rải cáp cần chú ý phải ra theo đúng chiều mũi tên ghi trên lô cáp;
  • Khi ra cáp bằng thủ công thì dọc đường ra cáp đặt các con lăn đỡ cáp để đảm bảo cáp trượt nhẹ nhàng, không để cáp cọ sát kéo trượt trên đường nhựa, vật cứng, nhọn làm xây xát tổn hại đến vỏ bên ngoài của cáp;
  • Tại chỗ cáp đổi hướng bán kính cong lượn của cáp phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật > 0,6 m.
  • Toàn bộ cáp trên tuyến được luồn trong ống nhựa HDPE 195/150, đặt ở độ sâu > 0,8m. Khi luồn cáp trong ống cần thận trọng tránh làm tổn hại vỏ bọc của cáp;
  • Khi đi giao chéo với đường ống nước cáp được đặt bên dưới và phải đảm bảo khoảng cách giữa cáp và đường ống nước là > 0,5 m;
  • Khoảng cách giữa 2 cáp điện lực đặt song song là > 0,25m. Trường hợp đi song song với đường cáp thông tin phải đảm bảo giữa chúng là > 0,5m. Nếu giao chéo với cáp thông tin thì cáp lực phải đặt bên dưới và luồn trong ống thép, khoảng cách giữa 2 cáp là > 0,25m;
  • Khoảng cách ngang từ cáp tới các công trình xây dựng > 1m;
  • Làm đầu cáp:

+ Dỡ hòm thiết bị, kiểm tra số lượng vật liệu có trong hòm xem có đủ và đúng quý cách như trong bảng kê kèm theo không.

+ Đưa đầu cáp lên vị trí làm hộp đầu cáp đo chiều dài. Xác định kích thước cần thiết của đầu cáp, có thể bỏ đoạn thừa.

+ Xác định chiều dài lớp vỏ bảo vệ bên ngoài cáp cần bóc bỏ (theo catalog của đầu cáp cụ thể)

+ Cưa cắt loại bỏ đoạn vỏ cáp

+ Tách các lõi cáp

+ Đấu nối hộp nối cáp theo đúng yêu cầu kỹ thuật và Catalog hướng dẫn.

3. Lấp hào cáp, hoàn trả mặt bằng

  • Khi đã rải cáp xong tiếp tục rải phủ 1 lớp cát đệm dày 300mm lên trên và đầm chặt, lấp đất mịn dày 300mm, dải băng báo hiệu tuyến cáp, lấp đất mịn lên trên đầm chặt dày 200mm;
  • Trong đất lấp hào cáp không được có gạch đá, cấu kiện xây dựng, rác rưởi, chất thải hữu cơ;
  • Hoàn trả mặt bằng thi công, hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu.

II. Thi công trạm biến áp

Trạm biến áp được xây dựng trong các tòa nhà, đã thống nhất vị trí, diện tích xây dựng và mặt bằng thi công với Chủ đầu tư.

1. Chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Trước khi tiến hành thi công lắp đặt trạm biến áp, nhà thầu cử cán bộ kỹ thuật khảo sát kiểm tra kỹ mặt bằng thực tế vị trí đặt trạm biến áp, lựa chọn phương án xử lý tối ưu cho từng vị trí lắp đặt, tính toán phương án vận chuyển thiết bị vào vị trí, đánh dấu vị trí tuyến cáp chính xác, phân công hợp lý cho từng tổ thi công;
  • Nhà thầu liên hệ với Bên A để đăng ký lịch thi công, tiến độ thi công và hoàn thiện các thủ tục bàn giao mặt bằng thi công;
  • Nhà thầu gửi thông báo tới Tư vấn giám sát về kế hoạch thi công và lịch thi công chi tiết  để Tư vấn giám sát có kế hoạch cử cán bộ giám sát thi công;
  • Chuẩn bị kho bãi, lán trại, tập kết vật tư vật liệu phục vụ thi công.

2. Thi công lắp đặt trạm biến áp

  • Lắp đặt hệ thống thang cáp trong nội bộ trạm biến áp;
  • Bố trí mễ ra cáp tại vị trí hợp lý, dùng cẩu đặt cuộn cáp lên mễ và kéo cáp bằng thủ công dọc theo tuyến cáp;
  • Khi rải cáp cần chú ý phải ra theo đúng chiều mũi tên ghi trên lô cáp;
  • Khi ra cáp bằng thủ công thì dọc đường ra cáp đặt các con lăn đỡ cáp để đảm bảo cáp trượt nhẹ nhàng, không để cáp cọ sát kéo trượt trên mặt sàn bê tông, vật cứng, nhọn làm xây xát tổn hại đến vỏ bên ngoài của cáp;
  • Tại chỗ cáp đổi hướng bán kính cong lượn của cáp phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật > 0,6 m;
  • Vận chuyển vật tư thiết bị tới vị trí lắp đặt theo đúng hồ sơ thiết kế;
  • Lắp đặt dãy tủ trung thế theo đúng hồ sơ thiết kế.
  • Lắp đặt máy biến áp vào đúng vị trí;
  • Lắp đặt tủ tổng hạ thế máy biến áp tự dùng vào đúng vị trí;
  • Thi công kéo rải cáp vào dãy tủ trung thế, và từ dãy tủ trung thế sang đầu cực cao thế máy biến áp tự dùng để chuẩn bị công tác đấu nối;
  • Làm đầu cáp và đấu nối hệ thống cáp trung thế, hạ thế.

3. Lắp đặt hệ thống tiếp địa trạm biến áp

  • Hệ thống nối đất làm việc, nối đất an của trạm biến áp được thiết kế theo kiểu mạch vòng kín. Điện trở nối đất làm việc, nối đất an toàn phải đảm bảo Rnđ< 4W trong mọi điều kiện thời tiết quanh năm;
  • Việc đấu nối tiếp địa vào các thiết bị phải đảm bảo theo đúng thiết kế về quy cách, chủng loại dây tiếp địa và đấu nối đúng vị trí theo hướng dẫn của nhà chế tạo thiết bị;
  • Toàn bộ các vỏ tủ trung thế, máy biến áp và vỏ tủ hạ thế phải được nối đất an toàn.

4.Thu dọn hiện trường và hoàn trả mặt bằng thi công

  • Sau khi lắp đặt xong toàn bộ vật tư thiết bị, đơn vị thi công kiểm tra kỹ lại toàn bộ để tránh những sai sót xảy ra trong quá trình lắp đặt để chuẩn bị công tác nghiệm thu, thí nghiệm và đóng điện;
  • Thu dọn mặt bằng thi công và hoàn trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư để các nhà thầu thi công những hạng mục khác.

Phần xây dựng nhà trạm

Phần thi công xây dựng

  • Biện pháp thi công xây dựng trạm biến áp

   Sau khi bên A bàn giao mặt bằng vị trí xây dựng trạm biến áp đơn vị thi công sẽ tổ chức thi công như sau:

  • Dọn dẹp bố trí mặt bằng để đặt các thiết bị thi công:
  • San gạt mặt bằng (nếu có) để các phương tiện cơ giới ra, vào thi công.
  • Công tác đất:
  • Dùng nhân công đào sửa hố móng để đảm bảo các kích thước hỡnh học và độ dốc taluy.
  • Khi đào gần tới chiều sâu yêu cầu phải để lại một lớp đất khoảng 0,1m để bảo vệ mặt đáy hố móng. Trước lúc đổ bê tông lót móng mới bóc đi.
  • Sau khi đào xong, dùng máy trắc đạc kiểm tra lại tim, cốt và chuyền tim cốt xuống hố móng, dùng thước kiểm tra lại kích thước hình học hố móng. Nếu đạt yêu cầu sẽ báo cho bên giám sát nghiệm thu công tác đào móng rồi mới chuyển tiếp công việc.
  • Có hố ga thu nước và máy bơm phục vụ thoát nước mưa và nước ngầm (nếu có) để giữ cho hố móng luôn khô ráo.
  • Công tác bê tông:
  • Vữa bê tông được trộn tại hiện trường.
  • Việc kiểm tra mác vữa bê tông ở công trường đều được thực hiện với sự giám sát của KT thi công và Giám sát A hoặc người được uỷ quyền.
  • Chúng tôi luôn có đầy đủ ở công trường lượng khuôn thép của mẫu và thiết bị bảo dưỡng.
  • Bê tông sử dụng vào công trình được đảm bảo mác vữa bê tông theo thiết kế, đảm bảo độ dẻo, độ sụt và các tiêu chuẩn của bê tông.
  • Công tác bảo dưỡng bê tông:
  • Bê tông sau khi đổ 10 -12 giờ được bảo dưỡng theo TCVN 4453-95.
  • Chú ý tránh cho bê tông không bị va chạm, chấn động mạnh trong thời kỳ đông cứng.
  • Bê tông được giữ  ẩm, thường xuyên suốt trong thời gian bảo dưỡng, cụ thể:
  • Thời gian bảo dưỡng bê tông theo bảng 24 TCVN 4453-93.
  • Việc theo dừi bảo dưỡng bê tông được các KTV thi công và giám sát A thực hiện tại hiện trường
  • Nghiệm thu: cần có các hồ sơ sau:

+ Biên bản nghiệm thu cốt thộp,

+ Kích thước, hình dáng,… so với thiết kế;

+ Bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ thay đổi nếu có;

+ Các văn bản cho phép thay đổi chi tiết, bộ phận thiết kế;

+ Các kết quả kiểm tra các loại vật liệu;

+ Biên bản nghiệm thu các bộ phận trung gian;

+ Nhật ký công trình.

  • Công tác xây:
  • Vật liệu: gạch xây phải đạt chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế. Gạch dùng trong khối xây phải đặc chắc, thớ gạch phải đồng đều, đạt cường độ yêu cầu, sai số trong phạm vi cho phép. Gạch non cong vênh không được dùng trong khối xây chịu lực. Gạch phải đạt các chỉ tiêu cần thiết theo TCVN 1450-86, 1451-86, 246-86, 247-86.
  • Vữa xây: Vữa xi măng mác 75, cát có độ ẩm 1-3% có tại khu vực. Lượng xi măng trong 1m3 vữa từ 179-188 kg, lượng nước theo tỷ lệ N/XM=1,3-1,6. Vữa được trộn bằng máy, theo tiêu chuẩn TCVN 3121-79 và TCVN 4314-86.
  • Công tác xây: khối xây phải đảm bảo nguyên tắc: ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc. Chiều dày mạch vữa ngang <2cm, đứng <1,5cm, mạch vữa phải đầy, không để rỗng, mạch vữa đứng ở hai hàng gạch xây phải so le nhau. Gạch trước khi xây nhúng nước thật kỹ, các chất bám bẩn cần làm sạch. Khối xây phải đảm các tiêu chuẩn TCVN 4314-86 và 4085-85 và theo các yêu cầu của thiết kế.
  • Dàn giáo cho công tác xây: dùng hệ giáo chống tổ hợp, sàn công tác lắp dựng đảm bảo ổn định, bền vững cho công tác đồng thời không gây trở ngại cho các công tác khác.
  • Công tác hoàn thiện:
  • Theo TCVN 5764-92 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.

Công tác trát:

  • Trước khi trát kết cấu được làm vệ sinh sạch sẽ, cạo hết rêu mốc, loại bỏ tạp chất trên bề mặt.
  • Các mặt nhẵn (bê tông) đều được làm nhàm mặt trước khi trát.
  • Những mặt xốp dễ hút nước đều được trát trước một lớp vữa mỏng để bịt kín các lỗ rỗng nhỏ.
  • Tiến hành tưới nước lên mặt tường trước khi trát.
  • Tường được trát ít nhất 2 lớp vữa, lớp đầu trát mỏng gọi là lớp trát lót, lớp sau trát mặt, lớp trước se mặt mới tiến hành trát lớp sau.
  • Trát đúng chiều dày quy định: chiều dày lớp trát phẳng đối với kết cấu tường thông thường dày 12mm. Khi trát chất lượng cao hơn không quá 15mm và chất lượng đặc biệt không quá 20mm.
  • Khi ngừng trát, mạch ngừng đều có hỡnh răng cưa tạo nhám để phần trát sau sẽ liên kết chắc chắn với phần trát trước.

        Quy tình trát:

  • Làm các mốc trên mặt trát kích thước mốc khoảng 5cm x 5cm dày bằng độ dày của lớp vữa trát. Làm các mốc trên trước sau đó thả quả rọi để làm mốc dưới và giữa rồi mới thành dải vữa mốc.
  • Căn cứ các mốc để trát lớp lót, trát từ trên xuống dưới, từ góc ra giữa.
  • Khi vữa ráo nước dùng thước cán cho mặt trát phẳng.
  • Sau khi cán xong chờ mặt vữa se mới bắt đầu xoa, dùng bàn xoa đó nhúng nước xoa từ trên xuống.
  • Dùng thước cán dài để kiểm tra độ phẳng của mặt vữa trát. Độ sai lệch của bề mặt trát khi kiểm tra phải thoả món cỏc trị số cho ở bảng 3 của TCVN 5674-1992.
  • Chúng tôi sẽ không trát tường khi trời mưa.
  • Vật liệu dùng để trát:

+ Vữa trát mác 50 theo yêu cầu thiết kế.

+ Vữa được trộn bằng máy, mác vữa theo yêu cầu của thiết kế và theo tiêu chuẩn TCVN 4459-87- Hướng dẫn sử dụng pha trộn và sử dụng vữa xây dựng.

+ Vữa trộn đến đâu dùng đến đấy không để quá 2 giờ, vữa được để trong hộc, không tiếp xúc xuống đất.

+ Cát dùng để trát phải được sàng sạch và không có tạp chất.

+ Độ sụt của vữa lúc bắt đầu trát được tuân theo quy định trong bảng 2 của TCVN 5674-1992.

       Công tác sơn sắt thép:

  • Tất cả các cấu kiện cần sơn phải được làm vệ sinh công nghiệp trước khi sơn.
  • Các cấu kiện thép trước khi lắp dựng phải sơn lót trước. Sau khi hoàn chỉnh phải tiến hành sơn phủ.
  • Chỉ sơn nước sau khi nước sơn trước đó khô.

         Công tác trộn:

  • Trộn các khe co giãn, mạch hoặc chống thấm các mộng cửa v.v.. bằng vữa xi măng.
  • Đảm bảo hoàn thiện bề mặt đẹp, nhẵn bóng, không thấm nước và bong rộp. Bảo quản bề mặt sạch sẽ trước khi các lớp trám khô hẳn.

         Công tác gia công lắp dựng thép:

  • Thép được gia công tại công trình, theo thiết kế. Thép sử dụng đúng chủng loại so với thiết kế, được làm sạch. Khi lắp vào phải đảm bảo đúng vị trí các kích thước, các nút buộc phải đầy đủ không được bỏ sót, các mối nối buộc, mối hàn theo đúng yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật.

         Biện pháp kỹ thuật:

  • Công tác xây dựng:
  • Phần tường trạm:
  • Tường trạm dày 220mm được xây bằng gạch đặc M75, vữa xi măng M75, trát vữa xi măng M50 dày 15mm.
  • Kiểm tra độ vững chắc, phẳng của cốt pha trước khi đổ bê tông.
  • Gia công thép và lắp đặt cốt thép:
  • Gia công thép dầm mái, giằng tường, giằng móng được đánh dấu và xếp đúng chủng loại.
  • Thép sàn và đai dầm (Ø6, Ø8) phải nắn thẳng trước khi gia công thành đai dầm và rải sàn. Từng loại thép sau khi gia công được xếp gọn và buộc thành bó đúng chủng loại.
  • Lắp đặt cốt thép dầm máy đúng vị trí, chủng loại thép đúng theo thiết kế.
  • Đổ bê tông:
  • Khoảng cách trạm trộn bê tông đặt cách nhà trạm 3 ÷
  • Thời gian đổ bê tông trong vòng 2 giờ, đổ liên tục.
  • Trước khi đổ bê tông mái, đặt các cữ bê tông đúc sẵn có bề dày bằng đúng bề dày bê tông mái cần đổ.
  • Kê sắt bằng các đệm xi măng cát vàng đúc sẵn dày 2cm.
  • Sau khi đổ bê tông phải tưới nước bảo dưỡng bê tông.

——————————————————————————————-

Nếu bạn gặp khó khăn trong thiết kế, thi công trạm biến áp. Hãy đăng ký học thử miễn phí 01 buổi để trải nghiệm khóa học của chúng tôi.

 

Hãy chia sẻ, nếu bạn cảm thấy bài viết có ích cho bạn bè !