1. Công suất là gì ?

Nó thể hiện điều gì ?
Có mấy loại công suất ?
Những khái niệm này có thể bạn đã biết nhưng bài viết ở đây sẽ giúp bạn hiểu nó như thế nào trong thực tế? Ví dụ như cái bóng đèn sợi đốt và cái quạt điện nhà bạn có tiêu thụ nhưng loại công suất gì và chúng có gì khác nhau. Từ ví dụ đơn giản này bạn sẽ hiểu được bản chất của điện năng và các hệ thống điện trong các tòa nhà hay nhà máy đều dựa trên lý thuyết này.

2. Trong lưới điện tồn tại 2 loại công suất

– Công suất hữu dụng P (kW) là công suất sinh ra công có ích trong các phụ tải.(những tải thuần trở bóng đèn sợi đốt là một điển hình )

– Công suất phản kháng Q (kVAr) là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như : động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp…( cái quạt điện nhà bạn cũng vậy)

Để đánh giá ảnh hưởng của CSPK đối với hệ thống người ta sử dụng hệ số công suất cosφ, trong đó: j=arctg P/Q.

  • CSPK Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật:
    – Về kinh tế : chúng ta phải trả tiền cho lượng CSPK tiêu thụ
    – Về kỹ thuật : CSPK gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền.
  • Vì vậy, ta cần có biện pháp bù CSPK Q để hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số cosj.

3. Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất cosφ

  • Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp, đường dây …).
  • Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.
  • Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.

Bây giờ bạn đã biết cosφ là gì và lợi ích của nó.