Giống như bất kỳ phần mềm nào khi bạn muốn làm chủ nó. Bước đầu tiên, bạn phải hiểu được chức năng của các thẻ khác nhau trong phần mềm đó.

  • Nó có công dụng gì?
  • Nó giúp gì trong công việc của mình?
  • Tác dụng của nó là gì?

Khi biết hết các thẻ chức năng công dụng của nó, bạn đã hiểu về phần mềm đó đến 70% rồi. Chỉ còn 30%, bạn nắm bắt 1 số kỹ năng triển khai là hoàn toàn làm chủ được phần mềm.

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số các chức năng thẻ trong revit.

Các thẻ chức năng trong Revit MEP

Học revit mep bắt đầu tư đâu

Nhóm thẻ xuất/nhập và lưu trữ file

Kích chuột vào file (R) Lựa chọn các thao tác

Nhóm thẻ xuất nhập và lưu trữ file

  • New: Tạo 1 dự án mới hoặc thư viện mới
  • Open: mở 1 dự án đã có hoặc 1 thư viện đã có
  • Save: Lưu 1 thư viện hoặc 1 dự án đang thực hiện với tên dự án đã có
  • Save as: Lưu 1 thư viện hoặc 1 dự án đang thực hiện với tên dự án đã có
  • Export: Xuất file revit ra các file cad ,fbx …
  • Site workflow manage: Kiểu theo dõi nhóm làm việc
  • Publish: Xuất file dạng cơ bản
  • Print: In ấn
  • Option: các lựa chọn phần nguồn và phần giao diện

Nhóm thẻ thực hiện các hệ thống xây dựng

  • Thẻ Architecture: Các tập lệnh triển khai vẽ bản vẽ kiến trúc
  • Thẻ Structure: Các tập lệnh triển khai vẽ bản vẽ kết cấu
  • Thẻ  System: Các tập lệnh triển khai hệ thống cơ điện bao gồm toàn bộ các lệnh xử lý liên quan đến Điện – Nước – Điều hòa thông gió – Phòng cháy chữa cháy.
  • Thẻ Modify (Chỉnh sửa ) MD: Cho phép chỉnh sửa hoặc kết thúc câu lệnh. Nó giống như phím enter sử dụng trong autocad.

  • Thẻ HVAC: Là tập hợp các lệnh vẽ đường ống gió, cửa gió, các phụ kiện ống gió điều hòa ,dàn lạnh âm trần.
  • Thẻ Meechanical: Chứa các thiết bị máy điều hòa

  • Thẻ Plumbing &Piping (Hệ thống ống nước và đường ống): Khi cần vẽ và thiết kế toàn bộ phần cấp thoát nước hoặc đường ống gas,ống cứu hỏa ta sử dụng tập lệnh trong thẻ này.
  • Thẻ Electrical: Các tập lệnh liên quan đến toàn bộ phần hệ thống điện đi tư hệ thống điện chiếu sáng đến điện động lực.
  • Thẻ Insert (Chèn):

    Thẻ này cho phép chúng ta có thể chèn linh từ bản vẽ revit khác sang, hoặc chèn cả bản vẽ autocad. Quan trọng hơn chính là chúng ta load thư viện thiết bị vào mỗi khi vẽ .(Load Family)
  • Thẻ Annotate: Tạo các ghi chú bao gồm cả dim kích thước, chú thích bản vẽ

  • Thẻ Analyze: Công cụ để phân tích mô hình và kiểm tra hệ thống được đặt trên tab Analyze. Có một số công cụ khác trên tab này cho phép bạn thêm màu sắc cho đường ống và đường ống của bạn dựa trên các tiêu chuẩn quy định. Bảng điều khiển Spaces & Zones trên tab này chứa các công cụ cho việc đặt các đối tượng không gian và đường vách ngăn không gian.
  • Thẻ Massing & Site:

    Chứa các công cụ cho phép bạn mô hình hóa các thành phần kiến trúc, tạo các đối tượng nhiều quan điểm. Áp dung chủ yếu cho bên kiến trúc.

  • Thẻ Collaborate: Dùng để phối hợp các bộ môn khác nhau trong môi trường đa người dùng.

  • Thẻ View: Chứa tất cả các thẻ cho chúng ta chỉnh sửa:
    • Chỉnh sửa khung nhìn
    • Chỉnh sửa và tạo tham số
    • Tạo bảng biểu ,khung tên
    • Tạo mặt cắt, tạo 3d
    • Và một số tính năng khác.
  • Thẻ Manage: Quản lý và thiết lập dự án: Cho phép chúng ta thiết lập tất cả các tham số của dự án: như việc cài đặt thông số điện, thông số phân cơ, màu sắc và vật liệu sử dụng, tạo các bảng schedule panel.

  • Thẻ Modify: Công cụ thực hiện các lệnh cơ bản: copy, move, đối xứng…

  • Thẻ Option Bar: Options Bar vẫn là một phần quan trọng của giao diện người dùng. Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn nhìn khi một công cụ hay vật thể trong dự án được chọn. Khi đặt đối tƣợng không gian đặt, ví dụ, chú ý đến giới hạn trên và lệch để đảm bảo chiều cao không gian phù hợp.

    Bạn có thể cập thanh Options ở phía trên của màn hình bên dưới ribbon, mà là vị trí mặc định, hoặc ở dưới cùng của màn hình ngay trên thanh trạng thái. Kích chuột phải vào thanh Options để thay đổi vị trí cập của nó.
  • Thẻ Properies:
    • Views (Discipline): Hiển thị toàn bộ các đối tượng thực hiện bản vẽ trong đó. Phần điện – phần điều hòa thông gió – phần cấp thoát nước .Việc tạo ra các hạng mục này hoàn toàn là do người vẽ thực hiện.

      Nó bao gồm: Bản vẽ mặt bằng, bản vẽ mặt đứng, bản vẽ mặt cắt, ký hiệu thiết bị bản vẽ, sơ đồ nguyên lý tủ bảng điện, khung tên, bảng tổng hợp khối lượng.
    • Families: Chứa toàn bộ thư viện thiết bị cơ và điện khi vẽ chúng ta có thể lấy từ đó.
    • Group: tạo nhóm đối tượng
    • Revit link: Trong Revit cũng giống như trong Autocad, chúng ta có thể link các file khác sang giống như xref bản vẽ kiến trúc.

      Điều đặc biệt của revit là khi ta cần thực hiện bất kỳ một đối tượng nào trong bản vẽ, ta có thể hoàn toàn điều chỉnh được: Tỉ lệ, vị trí tọa độ phẳng, cao độ, nằm trong khối nào trong không gian, điều chỉnh khung nhìn của đối tượng.
  • Thanh kiểm chỉnh hiển thị: (View Control Bar) Thanh điều chỉnh hiển thị thì thường bị bỏ qua. Nhưng chứa các công cụ rất quan trọng để hiển thị các nội dung trong vùng vẽ.. Các nút Sun Settings đã được thêm vào Sun Path có thể được bật hoặc tắt trong khi hiển thị. Bạn có thể truy cập các thiết lập Sun Path bằng cách nhấn vào nút Edit trong các tham số tùy chọn đồ họa hiển thị các đặc tính của một hiển thị.

Quy trình triển khai dự án (Quy trình BIM)

BIM (Building information modeling) là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế thi công và vân hành công trình

Quy trình BIM triển khai:

  • Bước 1: Thống nhất quy cách thông tin thư viện

    • Ký hiệu theo thế giới: Hệ thống cơ (điện)  => Tên phụ kiện  => Hệ thống => Loại ống
    • Ký hiệu theo đặc trưng công ty.
    • Mã vật liệu – Tên công ty – Hệ thống – Tên phụ kiên –  loại vật liệu
  • Bước 2: Triển khai thiết kế ý tưởng và thiết kế chi tiết, kiểm tra xung đột hệ thống
  • Bước 3: Documentation – Hoàn thiện hồ sơ
    • Khối lượng để chào giá .
    • Lập tiến độ triển khai dự án  Bằng navistworks
  • Bước 4: Triển khai thi công
    • Kiểm soát tiến độ, báo cáo tiến độ triển khai, triển khai cắt chi tiết … bằng công cụ BIM 360
  • Bước 5: Bàn giao mô hình
    • Hướng dẫn vận hành, sửa chữa cải tạo và hoạt động

Một số lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt và sử dụng phần mềm Revit

  • Lỗi khi cài đặt đơn vị inch không phải đơn vị metric.
    • Khắc phục dài hạn: Cài lại
    • Khắc phục tạm thời: Un/enter chuyển về metric
  • Lỗi View nhìn
    • Không cài view nhìn đúng hoặc mở không đúng cửa sổ 

Giảng viên Quách Văn Phi

________________

VNK EDU gửi tặng bạn “Bộ hồ sơ vẽ Shopdrawing trên Revit MEP điển hình – Chung cư Hateco
Nhận tài liệu
Bản vẽ shopdrawing revit mep điển hình chung cư hateco

________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Khóa học Revit MEP” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về phần mềm này

________________

Hãy chia sẻ, nếu bạn cảm thấy bài viết có ích cho bạn bè !