1. MCCB là gì?

MCCB là viết tắt của cụm từ tiếng anh Moulded Case Circuit Breaker, MCCB hay còn gọi là át khối, aptomat vỏ đúc.

MCCB là một loại thiết bị bảo vệ điện được sử dụng để bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức, có thể gây quá tải hoặc ngắn mạch.

MCCB thường có dòng cắt định mức, dòng cắt ngắn mạch lớn

mccb

2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại MCCB

2.1. Cấu tạo MCCB

MCCB

Upper Terminal: Đầu nối trên

– Lower Terminal: Đầu nối dưới

– Thermal protection bimetal: Thanh lưỡng kim bảo vệ nhiệt

– Tripping lever: Cần gạt

– Arc chamber: Buồng dập hồ quang

– Operating Mechanism, Operator: Công tắc đóng ngắt

– Electro-Magnetic protection: Cuộn dây. Cơ cấu bảo vệ điện từ

– Fixed contact : Tiếp điểm cố định

– Moving contact : Tiếp điểm động

– Cover: Vỏ bảo vệ

Ngoài ra, có thể lắp thêm phụ kiện:

Phụ kiện lắp bên trong

– AL : Tiếp điểm cảnh báo

– AX : Tiếp điểm phụ

– SHT : Cuộn cắt

– UVT : Bảo vệ thấp áp

Phụ kiện lắp bên ngoài

– Bộ chuyển thao tác xoay

– Miếng che vị trí nối điện

– Bộ vận hành bằng motor

– Khóa cơ khí liên động dùng cho 2 CB

– Khóa cần thao tác

2.2. Nguyên lý hoạt động MCCB

 MCCB sử dụng thiết bị nhạy cảm với nhiệt độ (yếu tố nhiệt), thiết bị điện từ nhạy cảm với dòng điện (yếu tố từ tính) để cung cấp cơ chế ngắt cho mục đích bảo vệ và cách ly

Nguyên lý nhiệt: Bảo vệ quá tải của MCCB thông qua thành phần nhạy cảm với nhiệt độ. Thành phần này thực chất là một thanh lưỡng kim, hai kim loại giãn nở ở các tốc độ khác nhau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Trong điều kiện hoạt động bình thường, thanh lưỡng kim sẽ cho phép dòng điện chạy qua MCCB. Khi dòng điện vượt quá giá trị cho phép, tiếp xúc lưỡng kim sẽ bắt đầu nóng và uốn cong do tốc độ giãn nở nhiệt khác nhau của 2 chất liệu kim loại. Thanh kim loại (tiếp điểm) sẽ uốn cong đến điểm đẩy vật lý vào thanh ngắt và tháo các tiếp điểm, khiến mạch bị gián đoạn.                                                   

Việc bảo vệ nhiệt của MCCB thường sẽ có độ trễ về thời gian để cho phép thời gian quá dòng ngắn thường thấy trong một số hoạt động của thiết bị, chẳng hạn như dòng điện khi khởi động động cơ. Thời gian trễ này cho phép mạch tiếp tục hoạt động bình thường trong những trường hợp này mà không bị ngắt.

Nguyên lý điện từ: Dựa trên nguyên tắc điện từ. MCCB chứa một cuộn dây điện từ tạo ra một trường điện từ nhỏ khi dòng điện đi qua MCCB. Trong quá trình hoạt động bình thường, trường điện từ được tạo ra bởi cuộn dây điện từ là không đáng kể. Tuy nhiên, khi xảy ra lỗi ngắn mạch trong mạch, một dòng điện lớn bắt đầu chạy qua điện từ. Do đó, một trường điện từ mạnh được sinh ra để hút thanh ngắt và mở các tiếp điểm.

2.3. Phân Loại MCCB

– Phân loại theo số cực: 2 cực (2P), 3 cực (3P), 4 cực (4P)

– Phân loại theo dòng điện: 10A, 15A, 20A, 30A, 40A, 50A, 60A, 75A, 100A, 125A, 150A, 175A, 200A, 225A, 250A, 300A, 350A, 400A, 500A, 630A, 700A, 800A…

– Phân loại theo dòng ngắn mạch: 18kA, 22kA, 30kA, 35kA, 42kA, 50kA, 65kA…

Nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề  Tính toán thiết kế hệ thống điện ,điện nhẹ ” , Triển khai thi công lắp đặt hệ thống điện ,… Hãy đăng ký buổi học thử MIỄN PHÍ cùng chuyên gia của chúng tôi

Hãy chia sẻ, nếu bạn cảm thấy bài viết có ích cho bạn bè !