1-Các sự cố thường là

  • Mất nguồn, nguồn điện không ổn định, điện áp quá cao, điện áp quá thấp….

  • Bị chập điện, nóng cháy hệ thống điện…

  • Động cơ bị nóng, kẹt, chạy không ổn định..

  • Hệ thống truyền động bị rung sóc quá mức cho phép, hỏng vòng bi, hỏng kết cấu cơ khí…

  • Trạm biến áp bị sự cố quá tải, mất điện lưới

  • Bị dò điện

  • Bộ điều khiển và cảm biến bị hỏng

  • Khí cụ điện: Rele, cầu chì, khởi động từ bị hỏng

  • Và còn rất nhiều sự cố khác.

2- Kỹ sư cần phải làm gì?

Bước 1: Nhanh chóng xác định vị trí sự cố và nguyên nhân gây ra sự cố bằng mắt thường, tai nghe, sờ, chạm. Tốt hơn hết là nên dùng các thiết bị đo để chuẩn đoán và kiểm tra sẽ an toàn, nhanh và chính xác hơn nhiều.

Bước 2: Lên phương án sửa chữa hoặc thay thế chính xác, chuẩn bị vật tư và thời gian thích hợp để sửa chữa. nếu khó thì phải mời chuyên gia hỗ trợ.

Bước 3: Cách ly sự cố để xử lý mà dây truyền vẫn hoặt động hoặc dừng một phần hoặc dừng toàn bộ nhà máy đử xử lý xự cố

Bước 4: Sau khi hoàn thành chạy thử nghiệm để đảm bảo hoạt động tốt

Bước 5: Cho chạy trở lại bình thường, ghi chép vào hồ sơ nhật ký kỹ thuật để xử lý lần sau và cho ca trực khác và lên phương án dự phòng để hạn chế không để xảy ra lỗi tương tự lần sau.

Chú ý: khi làm tập trung để tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người và máy móc trong quá trình sửa chữa, sử dụng các dụng cụ bảo hộ an toàn điện và cơ khí, tuân thủ nghiêm quy trình đóng, cắt điện, chạy,dừng, không đưa những người không liên quan vào khu vực sửa chữa.

  Bạn gặp khó khăn trong tính toán thiết kế hệ thống điện. Hãy đăng ký học thử miễn phí 01 buổi cùng các chuyên gia của chúng tôi . Chúng tôi sẽ giúp bạn.

 

 

Hãy chia sẻ, nếu bạn cảm thấy bài viết có ích cho bạn bè !